Ứng Dụng Phương Pháp Mới Tạo Tán Vườn Cao Su
Công ty TNHH một thành viên Cao su Quảng Nam vừa tổ chức triển khai phương pháp tỉa chồi có kiểm soát và tạo tán cho vườn cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản. Đây là lần đầu tiên đơn vị áp dụng kỹ thuật mới này.
Ông Nguyễn Duy Phúc - Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Quảng Nam cho biết, việc tạo tán cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản được áp dụng cho các vườn cây 2 - 3 năm tuổi. Đối với những cây cao 3m, trồng trên địa hình bằng phẳng và lưng đồi chỉ để lại mỗi tầng 3 - 4 cành; những cây cao hơn 5m sẽ cắt ngọn.
Riêng các cây phát triển đạt độ cao tạo tán nhưng vẫn chưa phân cành thì tại tầng lá ổn định ngang bằng với độ cao tạo tán sẽ dùng kéo cắt ngọn, chỉ để lại 3 lá ở đỉnh. Số chồi để lại trên ngọn nhằm tạo tán mới ít nhất là 3 chồi, khoảng cách giữa các chồi tối thiểu 15cm và phân bố đều về các hướng để tán cân đối, hạn chế gãy cành, gãy tán do gió.
Related news
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.
Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...