Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.
Tham gia hội thảo có đại diện các trường cao đẳng, đại học và các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sỹ Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, với 2,4 triệu ha đất phù sa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hàng năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp một lượng lớn về lúa gạo (90%), thủy sản (60%), rau quả (70%) phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cho cả nước nên việc phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các trường đại học ở các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lên những giải pháp về các vấn đề cấp thiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như đào tạo và nghiên cứu khoa học về công nghệ thực phẩm; giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị cho một số nông-thủy sản chủ lực bằng công nghệ hóa siêu âm; thiết bị xử lý sau thu hoạch...
Thông qua Hội thảo sẽ giúp các ngành, các cấp trong các tỉnh, thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận các nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, tìm ra hướng đi mới trong việc sản xuất sạch, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản bằng những giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác có hiệu quả, xứng với tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế-xã hội.
Related news

Mới đây, Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã khảo sát và trao đổi với xã viên hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa – xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu về hiện tượng tôm chết sớm xảy ra vào đầu tháng 8, khiến bà con rất lo lắng.

Trong khi đó, bệnh thủy sản phát sinh nhiều do thời tiết trong mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về làm giảm chất lượng nước trên sông. Bệnh trên cá tra nuôi thương phẩm chủ yếu là bệnh xuất huyết, gan thận mủ và trắng gan trắng mang với tỷ lệ nhiễm từ 10 - 20%; trên cá nuôi lồng bè chủ yếu là bệnh xuất huyết, phù đầu, nổ mắt, thối mang với tỷ lệ nhiễm từ 10 - 15%.

Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên trên 1,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai vừa ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm trong nuôi heo. Theo cam kết này, người chăn nuôi sẽ tham gia giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm.

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trên lĩnh vực chăn nuôi, năm 2011, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) triển khai Đề án lai tạo đàn bò, giao Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND 7 xã-thị trấn thực hiện...