Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết quả thực hiện Đề án lai tạo đàn bò ở Vân Canh tỉnh Bình Định

Kết quả thực hiện Đề án lai tạo đàn bò ở Vân Canh tỉnh Bình Định
Publish date: Saturday. August 29th, 2015

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trên lĩnh vực chăn nuôi, năm 2011, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) triển khai Đề án lai tạo đàn bò, giao Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND 7 xã-thị trấn thực hiện...

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh, cho biết: “Năm 2011, UBND huyện giao kế hoạch phối giống 938 con bò, nhưng khi đi vào thực hiện Đề án gặp nhiều khó khăn vì người dân địa phương chưa hiểu biết nhiều về giá trị của việc lai tạo đàn bò.

Với quyết tâm cao, Trạm đã tiến hành thụ tinh nhân tạo được 1.124 con; cho nhảy trực tiếp 63 con, tổng cộng cả hai loại thụ tinh được 1.187 con, đạt tỉ lệ 126,54% so với kế hoạch giao. Về chỉ tiêu giao bê lai sinh ra thời điểm đó 750 con, thực hiện được 754 con. Trong 5 năm thực hiện Đề án, chỉ tiêu bê lai sinh ra là 5.178 con, kết quả thực hiện 8.190 con, đạt tỉ lệ 158,16%”.

Số lượng đàn bê lai sinh ra hàng năm đã bổ sung rất lớn vào cơ cấu đàn bò hiện nay trên địa bàn huyện. Ước tính đến cuối năm 2015, tỉ lệ đàn bò lai toàn huyện sẽ đạt 50,2% (7.781/15.500 con), tăng 22% so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 4,4%. Một số địa phương có tỉ lệ đàn bò lai khá cao, như: Canh Vinh 4.604 con, chiếm 66,87% tổng đàn bò trong xã; Canh Hiển 1.306 con, chiếm 61,56%…

Ông Nguyễn Văn Tấn - người Chăm H’roi, sinh sống tại làng Kà Xiêm, xã vùng sâu Canh Thuận - tâm sự: “Nhờ huyện cấp cho con bò đực lai để lai tạo nhảy trực tiếp đàn bò trong làng, nên bầy bò của gia đình mình đã được lai tạo, đến giờ có 5 con bê lai. So với bò cỏ thì bò lai có giá trị kinh tế cao hơn. Một con bò cỏ chăn thả 5 năm bán được từ 5 - 10 triệu đồng, nhưng với bò lai thì đến 25 - 30 triệu đồng chỉ sau 2 năm chăn thả. Bò lai sinh ra, thích nghi nhanh với môi trường khí hậu tại địa phương nên ít bị bệnh tật và lớn nhanh”.

Trong Đề án lai tạo đàn bò, huyện Vân Canh đã vận dụng lồng ghép kinh phí từ các Chương trình 30a, 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới… bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện Đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011 - 2015 để mua bò đực giống lai, hỗ trợ thức ăn tinh cho bò lai, mua cỏ giống hỗ trợ cho nông dân và mua bò cái giống lai cấp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Nhờ thực hiện có hiệu quả Đề án lai tạo đàn bò, đã giúp cho nhiều hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện trở nên khá giả, có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm từ bán bò nghé lai.

Ông Trần Kim Vũ, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, cho biết: “Trong những năm tới, nhất là giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan chú trọng hơn nữa công tác lai tạo đàn bò trên cả 2 phương pháp (thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp), phấn đấu mỗi năm có 2.500 - 3.000 con bê lai ra đời, tăng tỉ lệ đàn bò lai hàng năm từ 3 - 3,5% so với tổng đàn; phấn đấu đến cuối năm 2020 tỉ lệ bò lai trong huyện đạt 65%”.


Related news

Hiệu Quả Từ Trang Trại Tổng Hợp Trên Đồi Hiệu Quả Từ Trang Trại Tổng Hợp Trên Đồi

Trong chuyến đi công tác tại huyện Lạng Giang, chúng tôi được biết Tân Thanh là xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Một trong số đó có hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Mải Hạ làm giàu từ trang trại tổng hợp vườn- chuồng. Với tổng diện tích 2,7 ha trồng vải và nuôi các loài động vật hoang, mỗi năm ông Chiến thu về 200-300 triệu đồng.

Monday. June 10th, 2013
Đồng Tháp Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Tra Giống Đồng Tháp Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Tra Giống

Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.

Tuesday. June 11th, 2013
Hỗ Trợ Hơn 5,8 Tỷ Đồng Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hỗ Trợ Hơn 5,8 Tỷ Đồng Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Năm 2013, huyện Sơn Động (Bắc Giang) dành hơn 5,8 tỷ đồng trong số hơn 29 tỷ đồng thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tuesday. June 11th, 2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ngựa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ngựa

Trong những năm gần đây, nhờ chăn nuôi ngựa sinh sản, gia đình ông Trương Thuỷ Long ở làng Chả, xã vùng cao Phong Vân (Lục Ngạn – Bắc Giang) không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá điển hình trong xã.

Tuesday. June 11th, 2013
Thu Nhâp Trên 200 Triệu Đồng/năm Từ Chăn Nuôi Thu Nhâp Trên 200 Triệu Đồng/năm Từ Chăn Nuôi

Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.

Tuesday. June 11th, 2013