Khai thác thủy sản tăng trên 4%
Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên trên 1,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, 8 tháng đầu năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể chi phí cho các chuyến đi biển, tạo thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển.
Ở các tỉnh miền trung như Bình Thuận, Phú Yên, cá cơm xuất hiện muộn nhưng sản lượng khá cao, đồng thời giá bán sản phẩm ổn định nhờ nhu cầu xuất khẩu cá cơm khô và nguyên liệu sản xuất nước mắm tiếp tục tăng.
Sản lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm ước đạt 13.975 tấn, trong đó tại Phú Yên, sản lượng cá ngừ 8 tháng đầu năm đạt 3.812 tấn, tăng 13% so cùng kỳ năm trước. Tại Bình Định, sản lượng lũy kế là 6.970 tấn, tăng 10,6 %. Tại Khánh Hòa, sản lượng ước đạt 3.193 tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,2 triệu tấn, tuy nhiên, các vật nuôi thủy sản chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, tôm thẻ chân trắng... đang có chiều hướng sụt giảm sản lượng.
Tình hình sản xuất cá tra trong tháng khá trầm lắng, nhu cầu cá tra nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến không cao. Giá cá tra hiện nay vẫn đang duy trì ở mức thấp là 20.000 đồng/kg, xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra có hiệu quả nên vẫn đang tiếp tục thả nuôi như tại Đồng Tháp: diện tích thả nuôi đạt 1.700 ha, tăng 9,3%; An Giang: diện tích đạt 937 ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích nuôi cá tra 8 tháng ước đạt 6.315 ha, tăng 2%; sản lượng ước đạt 740.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.000 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 160.000 tấn, giảm 4%.
Related news
Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng (Sở NN-PTNT), việc pha chế một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng cao nhưng không ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và môi trường đang được nhiều hộ nông dân trong tỉnh quan tâm.
Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.
Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.
Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.
Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.