Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Trang Trại Lợn Thôn Đồng Đài

Chủ Trang Trại Lợn Thôn Đồng Đài
Publish date: Tuesday. December 9th, 2014

Hay tin ở thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành (Sơn Dương - Tuyên Quang) có một mô hình nuôi lợn được xếp vào top những trang trại lớn nhất tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi tìm về và tận mắt thấy được quy mô, cách thức chăn nuôi lợn của ông chủ trang trại Nguyễn Văn Sung này.

Gia đình ông Nguyễn Văn Sung hiện sở hữu 3 trang trại ở các thôn Đồng Tậu, xã Lương Thiện, thôn Rộc và thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành.

Cả 3 trang trại của gia đình ông đều có quy mô lớn về diện tích, quy mô chăn nuôi cũng như đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi. Ông Sung cho biết, chỉ riêng khoản đầu tư vào chuồng trại đã ngót trên 10 tỷ đồng; trong đó các trang trại nuôi lợn sinh sản, nuôi lợn thịt với quy mô trên 1.000 con và trang trại nuôi lợn hậu bị.

Chúng tôi thăm trang trại lợn sinh sản tại thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành, quy mô khép kín nằm trên một quả đồi thấp cách ly hẳn khu dân cư.

Từ xa nhìn vào đó là một khu liên hợp với những phân khu nuôi lợn được tách riêng theo từng giai đoạn phát triển của lợn sinh sản, như lợn đang trong giai đoạn mang bầu được nuôi riêng; lợn đẻ, nuôi con được tách riêng; lợn tuyển chọn để phát triển thành lợn sinh sản được tách riêng theo từng dãy chuồng chuyên biệt.

Mỗi con lợn, mỗi chuồng lợn đều được công nhân nuôi lợn ghi vào nhật ký theo dõi quá trình phát triển hàng ngày; nếu con nào có biểu hiện không thể phát triển thành lợn sinh sản sẽ chuyển sang thành nuôi lợn thịt.

Ông Sung tâm sự, ông vốn không phải là người chuyên về lĩnh vực chăn nuôi nhưng nhận thấy, chăn nuôi là biện pháp làm giàu của nhà nông nên năm 2007, ông đầu tư 50 lợn nái với mong muốn tạo điều kiện cho anh em trong gia đình có việc làm, tăng thu nhập. Ban đầu toàn thua lỗ, nguyên nhân chính là cách quản lý còn lỏng lẻo, dẫn đến chi phí cao.

Nuôi số lượng ít thì chi phí nhân công cao, trong khi cũng bằng ấy lao động có thể nuôi gấp đôi, ngoài ra rất nhiều chi phí khác sẽ giảm đi nếu đầu tư lớn. Bên cạnh đó, việc áp dụng tối đa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như chuồng trại, công đoạn, nguồn thức ăn, quy trình chăm sóc theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của lợn sẽ đem lại những hiệu quả cao.

Để mở rộng quy mô chăn nuôi, ông Sung tự tìm hiểu mô hình chăn nuôi của những nước có nền công nghiệp chăn nuôi phát triển trên thế giới qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng và được hỗ trợ của các chuyên gia về chăn nuôi, ông Sung quyết định mở rộng đầu tư, hình thành các trang trại quy mô lớn theo các mô hình trang trại chăn nuôi tiên tiến trên thế giới từ khâu thiết kế chuồng trại đến các công đoạn quản lý.

Hiện cả 3 trang trại có 450 lợn nái giống siêu nạc mỗi năm có thể cung cấp ra thị trường hàng vạn lợn giống. Theo ông Sung, hiệu quả trong chăn nuôi lợn trong thời gian qua có những diễn biến theo biểu đồ hình sin, có thời điểm người nuôi có lãi cao nhưng có lúc lãi thấp hoặc thậm chí là thua lỗ.

Thời điểm có lãi lớn thì người dân đổ xô vào chăn nuôi dẫn đến giá cả bị đẩy xuống thấp, thời điểm thua lỗ người nông dân hạn chế nuôi ở mức cầm chừng dẫn đến thị trường thiếu hụt lại đẩy giá cao. Ông nuôi lợn thịt có thể ứng phó với những biến động theo thị trường khi lợn giống bán chậm ông chuyển sang nuôi lợn thịt.

Hiện các trang trại của ông Sung luôn duy trì trên dưới 1.000 lợn thịt, mỗi năm xuất ra thị trường hàng trăm tấn; ngoài ra còn có hàng trăm lợn hậu bị sinh sản. Các trang trại của gia đình ông Sung đã tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân trên 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Ông Sung kể, ông vốn xuất thân từ dân cơ khí chế tạo máy nên có cái hay là một số thiết bị phục vụ cho chăn nuôi đã được ông tự gia công sản xuất và chế tạo, đã góp phần đáng kể vào hoàn thiện cơ sở vật chất chuồng trại.

Mặt khác do thói quen tìm tòi trong thực tế cuộc sống và sách vở, nên trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn, ông vừa tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về vệ sinh phòng dịch, lợn sinh sản có nguồn gốc giống tốt; vừa từng bước đầu tư các hệ thống quạt gió, hệ thống phun nước làm mát để trang trại luôn có nhiệt độ ổn định.

Chính cách làm này đã giúp cho con giống luôn đảm bảo chất lượng cung cấp phục vụ chăn nuôi cho bà con nông dân các tỉnh phía bắc và lợn thương phẩm đã xuất bán được ở các thành phố lớn.

Với những kết quả đạt được trong phát triển chăn nuôi lợn, ông Sung đã được các cấp, ngành chức năng huyện Sơn Dương đánh giá là đã góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện, cung cấp con giống chất lượng cao phục vụ nhu cầu chăn nuôi, thực phẩm cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tại đại hội trang trại huyện Sơn Dương lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2014 - 2017 vừa qua, ông Sung đã được các hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch hội.

Nguồn bài viết: http://www.baotuyenquang.com.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/chu-trang-trai-lon-thon-dong-dai-47016.html


Related news

Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.

Saturday. November 29th, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

Monday. June 30th, 2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Saturday. November 29th, 2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Cao Cấp Xuất Khẩu 10.000 Tấn/năm Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Cao Cấp Xuất Khẩu 10.000 Tấn/năm

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.

Saturday. November 29th, 2014
Thêm 17 Hộ Dân Nuôi Cá Lồng Tại Lòng Hồ Thủy Điện Bắc Hà Thêm 17 Hộ Dân Nuôi Cá Lồng Tại Lòng Hồ Thủy Điện Bắc Hà

Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.

Monday. June 30th, 2014