Úc chính thức mở cửa đón trái vải Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Úc cho biết đã phê chuẩn việc nhập khẩu trái vải đã qua xử lý bức xạ và sẽ thông báo cho các nhà nhập khẩu nước này.
Quyết định này được đưa ra vào đúng thời điểm vụ thu hoạch vải 2015 ở Việt Nam từ tuần thứ ba của tháng 5 đến giữa tháng 7.
Trái vải tươi của Việt Nam sẽ được phép vận chuyển đến Úc bằng đường không và đường biển và sẽ được kiểm tra kỹ trước khi phân phối trên cả nước Úc.
ABC cho biết phía Việt Nam hi vọng vải sẽ là một trong những loại trái cây nhiệt đới đầu tiên của nước này xuất khẩu đến Úc, bao gồm cả xoài và thanh long.
Hiệp hội Những người trồng vải Úc ông Derek Foley ở Queensland nói ông không lo lắng về việc nhập trái vải của Việt Nam sẽ cạnh tranh với trái cây địa phương.
“Chúng tôi không phản đối việc nhập trái vải vì nó không trùng với vụ mùa của chúng tôi vốn diễn ra vào mùa Giáng sinh” - ông nói.
Ngành trồng vải của Úc có doanh thu đạt 20 triệu AUD/năm (16,4 triệu USD).
Related news

Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.