Hội Thảo Đầu Bờ Khảo Nghiệm Giống Lúa Hương Việt 3

Phòng NN & PTNT huyện Điện Biên vừa phối hợp với UBND xã Thanh Hưng, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên và Viện Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ sản xuất giống lúa Hương Việt 3 tại xã Thanh Hưng.
Mô hình khảo nghiệm trên diện tích 1ha, do 7 hộ nông dân đội 1, xã Thanh Hưng tham gia thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống lúa thuần Hương Việt 3 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cánh đồng Mường Thanh. Cụ thể: khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh khá, đặc biệt với bệnh khô vằn và bệnh bạc lá trong vụ mùa; năng suất đạt 62 tạ/ha; chất lượng gạo thơm ngon, hạt trắng.
Đây là giống lúa thuần được Viện Nghiên cứu lúa thuộc Học viện Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu, chọn tạo trên cơ sở từ 4 nguồn gen quý của 4 giống lúa, gồm: Tám Thơm, D42 (Việt Nam), giống lúa Hoa Sữa (Mỹ) và giống lúa Daikokij (Nhật Bản). Giống lúa thuần Hương Việt 3 có đặc tính nông học là: thời gian sinh trưởng trung bình (vụ mùa từ 115 - 125 ngày; vụ chiêm xuân là 135 ngày); đẻ nhánh khỏe, chiều cao trung bình 95 - 105cm, thân khỏe, chống đổ tốt.
Việc gieo trồng khảo nghiệm thành công giống lúa thuần Hương Việt 3 sẽ góp phần bổ sung một bộ giống mới vào cơ cấu giống lúa tại khu vực lòng chảo Điện Biên và từng bước thay thế dần các loại giống lúa cũ có nguy cơ thoái hóa và chống chịu sâu bệnh hại kém...
Related news

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…
Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân nuôi cá lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lo lắng, khi nhiều lồng nuôi, cá liên tục bị chết.