Ma Trận Bơm Chích Tạp Chất Vào Tôm
Thủ đoạn tinh vi
Giữa tháng 2 năm nay, cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện và bắt giữ gần 1 tấn tôm bơm chích tạp chất. Còn các tỉnh khác ở ven biển ĐBSCL cũng bắt quả tang hàng chục vụ, tịch thu đến cả chục tấn tôm tương tự. Trước đó, Cà Mau phát hiện 71 vụ, tịch thu trên 20 tấn tôm bơm tạp chất và phạt hành chính nhiều đối tượng khác cũng vài chục triệu đồng.
Để tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi đến khu vực xã Tân Phong, huyện Giá Rai, Bạc Liêu gặp bà N.T.H - một thương lái buôn tôm. Bà H kể lại: “Cách đây không lâu, có vụ bơm chích tạp chất xảy ra tại đây. Một nhóm người bị lực lượng kiểm tra liên ngành của tỉnh ập vào nhà chứa tôm bơm chích, làm họ kéo nhau chạy tán loạn và phi tang chứng cứ rất nhanh”.
Bà H còn chia sẻ, từ vụ đó đến nay, địa bàn im ắng hơn, nhưng xuất hiện tình trạng trên ở nơi khác. Theo đánh giá, dân bơm tạp chất rất tinh vi, xảo quyệt và khó phát hiện. Bà Trần Thị Bện - ngụ phường 9, TP.Cà Mau (Cà Mau) nói: “Các “ổ” bơm chích rất khó phát hiện, vì luôn được canh chừng cẩn mật, động tĩnh tý là các đối tượng tránh ngay”.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng - cán bộ Sở NNPTNT Cà Mau cho biết: “Con tôm sau khi bơm tạp chất (chủ yếu là agar - rau câu) sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Nhóm người mua gian, bán lận sẽ ướp nước đá, chuẩn bị gom đủ số lượng, rồi mới đem bán”. Theo ông Hoàng, nơi tổ chức bơm chích thường kín đáo, không cho người lạ vào, có người canh cẩn mật, khó tiếp cận.
Khó xử lý
Ông Nguyễn Thanh Hải - Chánh Thanh tra Sở NNPTNT Bạc Liêu, xác nhận: Tôm bơm tạp chất đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh tôm nguyên liệu trong vùng, khiến hoạt động xuất khẩu tôm không an tâm. Trên thực tế, tại nhiều địa phương, liên tục thời gian khá dài đã xảy ra nhiều vụ bơm chích tôm với khối lượng lớn bị quần chúng nhân dân phát hiện, báo lực lượng chức năng bắt giữ.
Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Cuối năm 2009, chúng ta đã phải trả giá đắt khi hơn 40 container tôm xuất khẩu bị ách tắc tại cửa khẩu Móng Cái do bị bơm chích. Do đó, bây giờ chúng ta cần tăng cường kiểm soát gắt gao hơn”.
Làm ăn gian lận, móc túi khách hàng bạc tỷ nhờ tăng trọng từ bơm “agar-rau câu” mà bị phạt thấp là vô lý.
Ông Võ Hồng Ngoãn - Chủ Trang trại nuôi tôm Sáu Ngoãn (Bạc Liêu)
Còn theo ông Lê Thanh Hải thì bấy lâu nay, lực lượng bắt được tôm bơm chích chủ yếu từ xe tải đang trên đường vận chuyển tôm đi các nơi. Còn bắt quả tang tại cơ sở chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù năm 2010 đã có 11 DN bơm chích bị đưa vào danh sách “đen” về bơm chích tạp chất, nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa tới nơi, tới chốn.
Báo cáo của các Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, tại các vùng giáp ranh giữa các tỉnh rất khó kiểm soát, nên tình trạng tôm bơm tạp chất được đánh giá là diễn biến phức tạp. Trong khi đánh giá của ông Trần Văn Ân - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu), sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các địa phương, ngành chức năng chính là nguyên nhân khó ngăn chặn tệ nạn này. Đặc biệt trong tháng 2, 3, 4 do giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng mạnh, trong khi đó lực lượng chức năng mỏng càng trở nên khó kiểm soát tệ nạn mua bán gian lận kiểu này.
Related news
Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.
Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.
Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.
Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.