Hiệu Quả Nhóm Liên Kết Sản Xuất Nho An Toàn

Gặp lại Nguyễn Văn Phái tại vùng đất trồng nho thôn An Thạnh 1 (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), anh phấn khởi nói: Nhóm liên kết sản xuất nho an toàn tụi em kỳ này trúng mùa được giá, gần Tết mà được như thế này vui lắm!.
Nguyễn Văn Phái đưa chúng tôi thăm thú vườn nho rộng 2 sào của gia đình. Tết năm nay, vườn nho của anh đạt sản lượng khoảng 5 tấn, bán trọn giàn cho thương lái khi trái còn xanh với giá 75 triệu đồng, 15.000 đồng/kg.
Trò chuyện với anh nông dân 42 tuổi đời, có hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng nho, chúng tôi được biết, anh là nhóm trưởng gồm 10 thành viên liên kết trồng trên 1,1 ha nho an toàn thôn An Thạnh 1. Nhóm thành lập từ vụ hè-thu 2014, DASU huyện Ninh Phước hỗ trợ phân bón, thuốc sinh học phòng trừ bệnh hại, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây nho theo quy trình an toàn.
Nhóm liên kết sinh hoạt định kỳ vào đêm rằm hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, vần đổi công chăm sóc, đưa các chế phẩm sinh học vào canh tác. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của DASU huyện và Ban Phát triển xã đã giúp nông dân nhóm liên kết trồng nho tăng năng suất từ 1,5 tấn lên 2 tấn/sào, chất lượng trái giòn, độ ngọt cao, bán được giá.
Trong vụ đông-xuân năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, chăm sóc chu đáo nên vườn nho các nông hộ đạt năng suất trung bình 2 - 2,5 tấn/sào. Các thành viên Diệp Bảo Phúc, Huỳnh Thị Mỹ, Huỳnh Thị Hà trồng 2 sào nho, thu hoạch khoảng 5 tấn trái vào dịp cuối tháng Chạp được thương lái mua “bao giàn” trả tiền trước 100 triệu đồng (20.000 đồng/kg). Đây là năm đầu tiên các nông hộ trồng nho tết có thu nhập cao nhất từ trước tới nay, đạt 50 triệu đồng/sào/vụ. Nhóm liên kết trồng nho an toàn ở thôn An Thạnh 1 bước đầu phát huy hiệu quả, được các thành viên tin tưởng, gắn bó thiết thân với hoạt động nhóm.
Nguyễn Văn Phái cho biết được sự giúp đỡ của Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh, các thành viên nhóm canh tác nho An Thạnh 1 tiến hành lập kế hoạch sản xuất nho an toàn theo quy trình VietGAP. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp làm ăn có uy tín trên địa bàn tỉnh hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nho, nâng cao giá trị chuỗi nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Related news

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.

Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.