Tư duy mới trên quê mới
Đến quê mới có tư duy mới
Nói về di dân tái định cư Thủy điện Sơn La (TĐSL) bà Tráng Thị Xuân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết:
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 13.200 hộ với gần 61.000 khẩu thuộc đối tượng trong diện di dân tái định cư TĐSL.
Vì vậy, sự ổn định và phát triển của bà con tái định cư TĐSL là rất quan trọng và luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Những tuyến đường nội bản ở các điểm TĐC Thủy điện Sơn La (Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai, Sơn La) vẫn tiếp tục được kiên cố hóa.
Đến bản vùng sâu vùng xa Chai Chanh của xã Tông Lạnh, chúng tôi cảm nhận được nét trù phú của một bản làng thịnh vượng. Bao bọc quanh bản và dọc các tuyến đường nội bản, quanh mỗi nhà dân là những hàng cây xanh thẳng tắp; có cây ăn quả và cả cây lấy gỗ. Ông Đán bảo:
“Chúng tôi cũng mới chuyển về đây được 6 năm thôi nhưng ngay khi chuyển đến, mọi người đã được cán bộ hướng dẫn trồng cây xanh quanh nhà, quanh bản, vừa tạo không khí trong lành, mát mẻ; vừa để lấy củi, lấy gỗ, lấy hoa quả ăn.
Bây giờ nếu có hộ nào cần sửa lại nhà cửa, cứ hạ gỗ quanh bờ rào nhà mình cũng dư thừa rồi”.
Bây giờ các hộ tái định cư đều ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp hơn; ngủ có mắc màn, dùng nước sạch, đưa gia súc ra khỏi gầm sàn, 100% số hộ có nhà tắm, nhà vệ sinh; khi làm ăn đều có tính toán hợp lý, học hỏi để mang lại hiệu quả cao hơn…
“Về nơi ở mới, chúng tôi còn được tuyên truyền, tập huấn rất nhiều nên đã có những thay đổi trong nếp nghĩ. Trên quê mới chúng tôi đã có những tư duy mới như thế đấy” - nhiều người dân tái định cư TĐSL đều có chung ý kiến vậy.
Tương lai sẽ còn tốt hơn
" Chỉ từ cuối 2013 đến đầu 2015 Sơn La đã giảm hơn 10% số hộ nghèo trong diện tái định cư.
Hiện toàn tỉnh chỉ còn hơn 20,3% hộ nghèo và đang tiếp tục được đầu tư những điều kiện thuận lợi hơn nữa trong sản xuất và đời sống”. Bà Tráng Thị Xuân
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Trưởng Ban quản lý dự án Di dân tái định cư TĐSL tỉnh Sơn La thì gần 90% tổng số hộ tái định cư đều đã có nhà cửa ổn định, vững chãi.
“Các hộ đều đã được tập huấn và cấp phát tài liệu khuyến nông, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ mua sắm công cụ lao động…
Các cơ sở tái định cư đều được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khá toàn diện:
Điện lưới quốc gia, đường giao thông cứng hóa, nhà lớp học, nhà văn hóa…”- ông Tiến cho biết.
Ông Điêu Văn Thực, người dân bản Thuận Quỳnh, xã Phổng Lái (Thuận Châu) thì so sánh:
“Ở nơi cũ có sự gắn kết tình làng nghĩa bản dài lâu và có nhiều đất sản xuất hơn, nhưng nơi ở mới cho chúng tôi nhiều cái lớn hơn, ổn định hơn để phát triển tốt hơn như biết cách làm nông nghiệp không cần nhiều đất mà vẫn thu nhập cao hơn; biết cách sống không lãng phí mà vẫn đầy đủ, no ấm.
Con trẻ trên quê mới cũng sướng hơn vì đi học gần, nhà trường sạch đẹp, tối về có điện để học bài… Hy vọng là tương lai, cuộc sống của chúng tôi sẽ tốt hơn trước đây!”.
Related news
Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.
Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.
Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.
Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) hiện có hơn 100 ha vườn đồi, chủ yếu là cây ăn quả. Trong đó, bưởi Diễn là cây trồng chủ lực với diện tích 50 ha.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2013, tình hình nuôi tôm nước lợ đạt kết quả khả quan, đa số người nuôi tôm đều có lãi cao.