Tự Cấp Vùng Nguyên Liệu - Hướng Phát Triển Bền Vững

Hiện nay, để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, thu mua cạnh tranh, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đang ngày càng có xu hướng “tự cấp”.
Đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có gần 40% diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL “treo ao” sau thời gian dài bị thua lỗ dẫn đến tình trạng này thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, khiến cho các doanh nghiệp không ít lần phải buộc giảm công suất chế biến, giảm công nhân. Hơn nữa hiện nay, người tiêu dùng thế giới đang đòi hỏi sản phẩm thủy sản phải có tính an toàn, thân thiện môi trường.
Khắc phục tình trạng này, trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. Đây được coi là hướng đi phản ánh xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp thủy sản, đồng thời đảm bảo sản xuất và lợi nhuận ổn định.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Dự kiến năm 2011, Minh Phú sẽ đầu tư 393 tỷ đồng để mở rộng diện tích vùng nuôi tôm nguyên liệu lên 650 ha, đồng thời sẽ đưa Nhà máy Minh Phú – Hậu Giang vào hoạt động”. Và theo đại diện Công ty Hùng Cá, so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu trên mỗi đơn vị cá tra 6 tháng đầu năm nay tăng ít nhất gần 30%, nên doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào vùng nuôi và với diện tích khoảng 400 ha, Công ty hoàn toàn có thể chủ động được nguyên liệu.
Còn theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Hùng Vương, đơn vị hiện nay chủ động phần lớn về nguyên liệu thì hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã ý thức đến việc đầu tư, chủ động nguồn nguyên liệu riêng cho mình.
Lợi ích nhân đôi
Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cho biết, nếu doanh nghiệp tự quản lý, giá thành nguyên liệu sẽ rẻ hơn từ 1.500-2.000 đồng. Còn theo ông Minh, việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu sẽ mang lại nhiều lợi ích, ở Hùng Vương, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/kg cá tra nguyên liệu thấp hơn so với bên ngoài là 0,2 kg. Và điều quan trọng là chất lượng tốt hơn hẳn, chỉ cần 2,7-2,8 kg nguyên liệu chế biến ra 1 kg fillet, trong khi mức trung bình hiện nay là 3,1 kg.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi sẽ có cơ hội đạt được các chứng nhận uy tín thế giới sẽ giúp củng cố hình ảnh, giá trị sản phẩm, đặc biệt là cá tra. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp thủy sản đang tăng mạnh vốn đầu tư vào vùng nguyên liệu giúp doanh nghiệ nâng giá bán thủy sản và giá bán cao lại thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
Đây là hướng đi phản ánh xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp thủy sản.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP: Việc giá trị xuất khẩu cá tra tăng gần 30% so với cùng kỳ, đạt gần 800 triệu USD, một phần là do chất lượng sản phẩm cải thiện đáng kể nhờ doanh nghiệp kiểm soát tốt vấn đề nuôi trồng.
Related news

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.