Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Ra Khơi Với Nhiều Nỗi Lo Ở Khánh Hòa

Ngư Dân Ra Khơi Với Nhiều Nỗi Lo Ở Khánh Hòa
Publish date: Thursday. February 20th, 2014

Sau Tết là thời điểm ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản, tuy nhiên đến thời điểm trung tuần tháng 2/2014, tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có rất ít tàu cá ra khơi.

Nguyên nhân là do hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Các tàu cá ra khơi đánh bắt lại mang nhiều nỗi lo, dự báo cho một năm khó khăn cho ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.

Không khí tại cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang thời điểm đầu vụ đánh bắt khá yên ắng. Hàng trăm tàu cá công suất lớn của tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận vẫn nằm bờ. Chỉ có một vài tàu đang chuẩn bị nhiên liệu, lương thực, thực phẩm để cho chuyến ra khơi dài ngày.

Sau hơn một tháng nằm bờ, ngày 16/2, chiếc tàu của gia đình bà Nguyễn Thị Kiều Ngân ở Nha Trang mới quyết định xuất bến. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, gia đình phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng, và phải đi tìm khắp nơi mới có đủ lao động tham gia chuyến biển. Cùng kinh phí, nhân lực nỗi lo lớn nhất hiện nay của ngư dân là chuyện thu nhập khi tàu vào bờ.

Bà Nguyễn Thị Kiều Ngân chia sẻ: “Chuyến đi của tôi chi phí hết 150 triệu. Đi chuyến này có khi có khi được hoặc không, còn tùy thuộc vào yếu tố may mắn”.

Ra khơi với sự may rủi là điều có thật đối với mỗi ngư dân, bởi lẽ hoạt động đánh bắt cá của ngư dân lâu nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự thông báo cho nhau của bạn thuyền là chính, chưa áp dụng nhiều thiết bị hiện đại để phát hiện luồng cá. Do vậy, ngư dân phải tốn nhiều nhiên liệu, thời gian trên biển hơn để đánh bắt.

Trong khi đó, giá cá bán trong thời gian gần đây khá thấp, khiến thu nhập ngư dân giảm sút, phải bù lỗ nên bà con phải tính toán kỹ trước khi ra khơi. Một số tàu phải chuyển sang đánh bắt gần bờ để kiếm sống qua ngày.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Phụ trách cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang cho biết: “Đến giờ này, cảng đã đón tiếp khoảng 100 tàu vào lấy đá, nhu yếu phẩm, nhiên liệu đầu năm, so với cùng kỳ đến thời điểm này số tài thuyền ra vào cảng khá thấp. Giá cả hiện tại so với cung kỳ rất thấp so với trước, đó cũng là nguyên nhân khiến bà con gặp khó khăn khi ra khơi”.

Thông tin từ Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Lương lượng tàu ra khơi đánh bắt năm nay đã giảm khoảng 60% so với thời điểm này năm ngoái. Điều này xuất phát từ nguyên nhân đánh bắt khó khăn, thu nhập giảm sút nên nhiều lao động đã dần bỏ nghề đi làm ăn nơi khác.

Vì đặc thù của nghề biển là tiền công của lao động phụ thuộc vào từng chuyến biển, nếu chủ tàu không tạo sự ổn định trong thu nhập thì lao động chắc chắn sẽ bỏ tàu. Do vậy, đối với chủ tàu Đinh Văn Nam tìm được 8 lao động tham gia chuyến biển này đã là một thành công. Dù vậy, trong lòng ông vẫn đầy nỗi lo lắng.

Ông Đinh Văn Nam tâm sự: “Nguyên nhân dẫn đến việc nhân công nghỉ nhiều là do lượng dầu, chi phí cao quá, đi làm không có dư nhiều, nếu một tháng được 4-5 triệu thì người ta đi, không thì người ta tìm việc khác”.

Thu nhập giảm, giữa chủ thuyền và lao động không tạo được sự gắn kết, điều đó cho thấy hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản rất bấp bênh. Nhiều ngư dân đã bắt đầu san nhượng tàu thuyền để làm nghề khác. Để ngành khai thác thủy sản tiếp tục phát triển, ngư dân rất mong muốn Nhà nước có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để ngư dân yên tâm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.


Related news

Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn nhất Việt Nam Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn nhất Việt Nam

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Friday. October 23rd, 2015
Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thua trên sân nhà Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thua trên sân nhà

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.

Friday. October 23rd, 2015
Loay hoay tìm cây trồng chủ lực Loay hoay tìm cây trồng chủ lực

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.

Friday. October 23rd, 2015
Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.

Friday. October 23rd, 2015
Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020 Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020

Chiều 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì cuộc họp nghe Sở NN&PTNT báo cáo về quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

Friday. October 23rd, 2015