Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.
Hai điểm thú y cộng đồng được lựa chọn triển khai trình diễn là xã Gia Phú (Bảo Thắng) và xã Lùng Vai (Mường Khương) với 250 hộ chăn nuôi tham gia có số lượng hơn 1.800 con lợn thịt và lợn nái sinh sản.
Đây là hai xã nằm trong vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương, những hộ chăn nuôi nơi đây đều có nhu cầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong sản xuất.
Tham gia dự án, các hộ được hỗ trợ 50% trị giá vật tư, như tủ bảo quản, thuốc thú y, vắc-xin phòng bệnh và hóa chất khử trùng, được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị chất lượng - an toàn, áp dụng thụ tinh nhân tạo.
Điểm thú y cộng đồng có mục đích chính là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi trên diện rộng, nâng cao ý thức cho nông dân trong phòng, chống dịch bệnh. Dự án được đánh giá là cơ sở nhân rộng mô hình phát triển chăn nuôi chất lượng, an toàn dịch bệnh.
Nguồn bài viết: http://www.vietlinh.vn/library/news/2014/agriculture_livestock_news_show_2014.asp?ID=1063
Related news

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, không chỉ có khu vực phía Nam, khi lấy mẫu giám sát ở Hà Nội cũng phát hiện tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Sau khi tiếp nhận nhiều ý kiến của tiểu thương, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đồng ý gia hạn lệnh cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1.11.

Mặc dù hiện đang là mùa nghịch, thế nhưng tình hình tiêu thụ chôm chôm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất èo uột, giá giảm mạnh. Tình trạng này khiến nhiều nhà vườn vô cùng lo lắng.

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.