Tìm cách bảo vệ sáng chế của nông dân
Trong khuôn khổ Techmart 2015, cuộc tọa đàm nông nghiệp:
"Làm sao tìm vốn và thương mại hóa sản phẩm cho nông dân sáng tạo" đã được tổ chức. Nhiều nhà sáng chế "chân đất" đã lên tiếng việc sản phẩm của mình bị làm nhái và biến thành "con" của người khác.
Dù có nhiều sáng chế hữu ích nhưng nhiều nhà sáng chế không chuyên vẫn gặp khó khi tìm đường thương mại hóa sản phẩm.
Ông Võ Trung Thành (Hậu Giang) – “cha đẻ” của loại bưởi hồ lô độc đáo trên thị trường đã mất rất nhiều công sức để tạo ra loại trái cây đặc biệt này.
Ông đã lai tạo ra nhiều mẫu bưởi khác nhau để rồi tìm ra được loại bưởi hồ lô độc đáo.
Bưởi hồ lô xuất hiện đã ngay lập tức nhận được phản hồi tốt từ phía thị trường tiêu dùng khiến ông Thành có thêm cơ hội và động lực tiếp tục tạo ra nhiều mẫu mã độc đáo hơn như: Phúc -Lộc - Thọ, quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa…
Đây là loại sản phẩm độc nên nguy cơ bị làm nhái, bị copy là rất dễ xảy ra.
Ông Thành chia sẻ:
"Mỗi khi tôi tạo được giống bưởi mới nào đạt tiêu chuẩn là phải ngay lập tức đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rồi mới tung ra thị trường. Làm như vậy để dù có chuyện gì mình cũng được Nhà nước bảo hộ trước tiên".
Nhà sáng chế Phạm Hoàng Thắng - người có nhiều bằng sáng chế đáng giá được sử dụng nhiều cả trong và ngoài nước cho biết không ít sản phẩm của ông đã bị sao chép lại, rồi thương mại hóa dưới tên người khác.
Ông Thắng cho hay:
"Sản phẩm tôi làm ra từ năm 2002 nhưng đến năm 2010 lại phát hiện người khác làm nhái rồi bán ra thị trường. Có điểm tích cực là sáng chế của mình đáp ứng được nhu cầu thị trường nên mới có người muốn làm nhái lại. Nhưng không thể để việc sao chép như vậy trở thành vấn nạn".
Gập ghềnh thương mại hóa sáng chế
"Để người khác không bắt chước được cần phải luôn tích cực sáng tạo ra sản phẩm mới, chất lượng hơn và tạo dựng niềm tin nơi người tiêu dùng. Cụ thể, sáng chế đó có thể thương mại hóa và đáp ứng được 4 yếu tố cơ bản: Thẩm mỹ, có tính công nghiệp hóa, dễ sử dụng và đem lại lợi ích lâu dài”. Nhà sáng chế Phạm Hoàng Thắng
Một trong những khó khăn để có thể thương mại hóa các sản phẩm của người nông dân sáng tạo, là họ làm bằng niềm đam mê, tâm huyết, ít tính đến thiệt hơn khi bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm.
Như anh Trần Văn Kiều - người tạo ra nhiều loại thiết bị phục vụ các ngành chăn nuôi như máy nghiền, máy ép viên, máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chỉ làm sao để có thể hạ giá thành sản phẩm giúp người nông dân nào cũng có thể mua được máy.
Mục tiêu lợi nhuận được anh Kiều đặt sau mục tiêu ứng dụng rộng rãi sản phẩm.
Còn anh Tạ Đình Huy (Chương Mỹ, Hà Nội) giờ đã chuyển hẳn sang sản xuất máy nông nghiệp "8 trong 1" nhưng vẫn chỉ dừng ở quy mô xưởng sản xuất gia đình.
Anh Huy cho hay, một là thiếu vốn và anh chưa có được những tư vấn để có một dây chuyền sản xuất hiện đại hơn.
Đối với anh Phan Tấn (Đồng Tháp), dù nghiên cứu từ những năm 90 nhưng hơn 3 năm trước anh mới thành lập được công ty.
Hiện công ty cơ khí của anh đã sản xuất ra được những loại máy nông nghiệp công suất lớn phục vụ người nông dân. Nhưng con đường đưa sản phẩm đến người nông dân không hề đơn giản.
Anh Tấn cho hay: "Nhà nước hỗ trợ mua máy nông nghiệp cả trong nước và nước ngoài, nên người dân sính đồ ngoại vẫn tìm đến thương hiệu nước ngoài.
Mình phải thuyết phục, vận động nhiều mới có người mua, dù máy trong nước rẻ hơn. Chưa hết, không hiểu sao, khi mua máy nước ngoài họ làm thủ tục vay vốn rất nhanh, còn mua máy của tôi, nông dân rất cực mới vay được tiền mua máy".
Related news
Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.
UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Để có được sự đổi thay đó, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh đã xác định hướng đi rất rõ ràng, lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá từ đó làm nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.
Đó là nhận định của đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra vào ngày 30-6, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.