Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp

Kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp
Publish date: Friday. October 9th, 2015

Trạm Khuyến nông Gia Lộc đã hoàn thiện kỹ thuật trồng xen các loại cây này và được nông dân vùng trồng bí tiếp nhận.

Cần lưu ý thời vụ của bí xanh càng sớm càng tốt: làm bầu cây con nên làm to, áp dụng kỹ thuật bí luồn lúa, hoặc xen canh các giống lúa cực ngắn ngày với giống lúa ngắn ngày (cứ 1 băng lúa cực ngắn ngày rộng 1m để bố trí 2 hàng bí).

Sau đây xin giới thiệu kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp:

1. Về giống:

Bí xanh: chọn giống bí xanh số 1, số 2, hoặc bí Sặt.

Bí đỏ: chọn giống F1 có nguồn gốc Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan.

Ngô nếp: nên trồng các giống thích hợp với địa phương, đảm bảo năng suất, chất lượng.

2. Thời vụ:

Riêng bí xanh nên trồng kết thúc trước ngày 5/10. Ngô nếp và bí đỏ có thể trồng kết thúc ngày 15/10.

3. Chuẩn bị cây con:

Để tranh thủ thời vụ nên gieo hạt giống trong bầu. Chọn nơi đất cao, thoáng gió, nền phẳng, sạch cỏ dại để làm bầu.

Nếu hạt giống chưa xử lý mầm bệnh thì ngâm nước ấm 500C trong thời gian khoảng 20 phút, ngâm tiếp nước sạch 5 – 6 giờ rồi rửa sạch nhớt đem ủ trong vải ẩm, khi hạt nứt nanh đem gieo.

Cách làm bầu: bùn với trấu mục trộn đều với 1kg Supe lân hoặc 0,5kg phân tổng hợp NPK 5-10-3 cho 1.000 bầu (đủ trồng và có dự phòng cho 1 sào Bắc Bộ). Sau đó, cán phẳng nền dày 3cm để ráo rồi dùng dao cắt từng ô vuông kích thước 5 x 5cm, tiến hành đặt hạt rồi phủ một lớp mỏng đất bột trộn trấu mục, tưới nhẹ cho đủ ẩm.

Kết hợp khum tre và nilon trắng làm vòm che chống mưa to, vòm cách mặt nền khoảng 20cm. Sau khi cây mọc khoảng 3 ngày phun hoặc tưới thuốc chống bệnh lở cổ rễ và thuốc trừ sâu có hiệu lực kéo dài như: Radiant 60SC hoặc Regent 800WG. Cây để trong bầu tối đa 10 ngày.

Lưu ý: phần đất để rắc phủ hạt sau khi gieo gồm đất bột trộn trấu hoặc tro bếp mục, phân chuồng mục, lân. Đồng thời chuẩn bị khoảng 0,4 – 0,5m3 đất bột trộn với phân chuồng, 5kg Supe lân để khi trồng phủ bầu và phủ đốt bí.

4. Kỹ thuật trồng

Làm đất: áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, trồng bí không làm giàn (bò lan) trên đất thu hoạch lúa mùa. Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu.

Sau khi thu hoạch lúa mùa tiến hành làm rãnh thoát nước xung quanh ruộng và cứ 2,7m làm 1 rãnh (luống rộng 3m trong đó mặt luống 2,7m, rãnh rộng 0,3m). Vét đất rãnh lên mép luống tạo thành gờ cao để trồng bí. Cắt rạ và rải rạ, rơm trên mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và để dây bí bám.

Mật độ, khoảng cách: Bí: cây cách cây 30 – 35cm, trung bình 1 sào trồng 350 cây. Ngô: trồng 2 hàng, hàng trồng bí xen ngô với khoảng cách cây cách cây 1m, hàng phía rãnh cây cách cây 0,35 – 0,4m, trung bình 400 – 450 cây ngô/sào.

Cách trồng: trước khi đặt bầu bí, ngô rải một lớp đất bột đã trộn trước rồi đặt bầu, phủ đất bột xung quanh bầu rồi tưới nhẹ đủ ẩm.

5. Bón phân:

Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2 đã quy đổi ra lượng phân đơn.

- Bón lót: phân chuồng 200 – 300kg, Urê 4 – 5kg, Lân supe 30 – 35kg, Kali 3 – 4kg.

Cách bón: bón mặt ruộng phần đặt cây gồm: phân chuồng + 20 – 25kg Lân supe + Urê + Kali, lấy đất rãnh phủ kín dày 5 – 7cm.

- Tưới nhử: sau đặt bầu 3 – 4 ngày, dùng 1kg Urê. Riêng đối với ngô tưới bổ sung thêm 5kg Lân supe tập trung cho hàng ngô phía ngoài.

- Bón thúc:

+ Lần 1 (sau trồng 15 – 18 ngày): 4kg Ure + 3kg Kali tưới phía trong luống cách gốc bí khoảng 30cm.

+ Lần 2: khi quả bí có đường kính 2 – 2,5cm, lượng bón Urê, Kali mỗi loại 3kg, tưới xung quanh các đốt ra rễ bất định.

Đối với hàng ngô phía ngoài: bón 2 lần khi xoắn nõn và nhú cờ, mỗi lần bón Ure và Kali mỗi loại 1,5kg.

Sau mỗi lần thu quả, tưới phân Urê và Kali cho bí với lượng tùy theo tình hình sinh trưởng và số quả non.

6. Điều tiết nước

Bảo đảm đủ ẩm đồng ruộng 70 – 85%, đặc biệt giai đoạn bí ra hoa, quả non và ngô giai đoạn trỗ cờ phun râu. Phải tiêu thoát nước tốt sau mưa.

7. Bấm ngọn, nương dây, phủ đốt, thụ phấn, định quả, kê quả

Bấm ngọn cho bí khi có 5 – 6 lá thật, mỗi cây để 2 nhánh.

Phủ đốt cho bí: Khi bí dài trên 1m thì dùng đất bột trộn phân chuồng, lân và đất rãnh phủ mỗi dây 2 – 3 đốt cách gốc 30 – 50cm.

Nương cho các dây bí thẳng hàng từ gốc ra phía ngọn.

Thụ phấn cho bí và ngô: vào buổi sáng tùy theo thời tiết từng ngày, tập trung từ 7 – 9 giờ.

Định quả cho bí: Đối với bí xanh: khi quả bằng chuôi liềm, mỗi dây để 1 – 2 quả, chọn quả thẳng, tròn đều. Đối với bí đỏ: khi quả có đường kính khoảng 4cm, chọn quả tròn đều, không bị bệnh.

Kê quả cho bí: nên kê bằng xốp hoặc túi nilon đựng trấu hoặc mùn cưa, thường xuyên kiểm tra quả để điều chỉnh hướng cho quả thẳng.

8. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu xám: dùng thuốc sâu dạng hạt trộn đất bột hoặc cát rắc xung quanh gốc hoặc dùng đèn soi bắt sâu vào 7 – 8 giờ tối.

- Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục bắp, bọ phấn, bọ trĩ, rệp…: nên phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Dupont Prevathon, Radiant 60SC…

- Bệnh lở cổ rễ: phun trừ bằng Validacin 5L.

- Bệnh khô vằn, đốm lá ngô, phấn đen, rỉ sắt ở ngô, thối đốt bí phun trừ bằng Tilt super 300 EC.

Để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh do nấm gây hại, bổ sung canxi cho cây: khi cây ra hoa cái đầu, tưới nước vôi vào gốc và các rễ bất định với lượng 2 – 3kg vôi cục, sau đó hòa loãng tưới.

9. Thu hoạch:

Việc thu hoạch căn cứ theo nhu cầu thị trường.

- Đối với ngô nếp: thu hoạch lúc ngô đang đông sữa, sau khi thụ phấn khoảng 20 ngày tùy theo thời tiết, nếu thời tiết lạnh có thể 30 ngày.

- Đối với bí xanh: nếu thu hoạch non, sau khi thụ phấn khoảng 20 ngày. Nếu thu hoạch bí già để dự trữ, khi có phấn khoảng 2/3 quả trở lên.

- Đối với bí đỏ: phần thu phụ là: ngọn, lá non, hoa, quả bao tử (khi định quả loại các quả xấu, dư thừa). Thu quả non khi quả còn xanh, vỏ mềm, sau thụ phấn khoảng 20 ngày. Thu hoạch quả già khi toàn bộ quả có màu vàng.


Related news

Phát Triển Nông Nghiệp Đô Thị Khắc Phục Hạn Chế Để Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Nông Nghiệp Đô Thị Khắc Phục Hạn Chế Để Nâng Cao Hiệu Quả

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Wednesday. June 19th, 2013
Nỗi Lo Trong Vụ Tôm Mới Ở Mộ Đức (Quảng Ngãi) Nỗi Lo Trong Vụ Tôm Mới Ở Mộ Đức (Quảng Ngãi)

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Thursday. April 25th, 2013
Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Tuesday. August 6th, 2013
Ca Cao Cứu Vườn Dừa Ở Vĩnh Long Ca Cao Cứu Vườn Dừa Ở Vĩnh Long

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Monday. September 24th, 2012
Lập Nghiệp Từ Xoài Lập Nghiệp Từ Xoài

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

Monday. September 24th, 2012