Trồng xen dưới tán cao su: Làm chơi ăn thật
Đó cũng là thời điểm nở rộ phong trào trồng xen các loại cây trồng như dưa hấu, bí xanh, dứa… dưới tán cao su.
Dù chỉ là trồng xen nhưng đã đem lại nguồn thu nhập chính trong thời kỳ cây cao su chưa cho mủ.
Hiệu quả từ mô hình này giúp người nông dân có điều kiện gắn bó lâu dài với cao su.
Do bị cơn bão số 3 tàn phá, đầu năm 2011, ông Trần Xuân Công, xóm Tân Yên trồng lại 2 ha cao su.
Gần 1 năm không có thu nhập, ông phải đi làm thợ xây để trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.
Trong khi đó, diện tích đất trống giữa các hàng cao su lại đang bỏ phí.
Ông Công bàn với vợ trồng 2 ha dưa hấu giống Phù Đổng giữa các hàng cao su.
Vụ đầu, gia đình ông thu về 30 tấn quả, tư thương đến tận vườn thu mua được 150 triệu đồng.
Năm 2013 ông chuyển sang trồng 1 ha dứa, 1 ha bí xanh.
Cây bí xanh cho thu hoạch gần 20 tấn quả, bán được trên 100 triệu đồng; cây dứa 1 năm tuổi cũng cho nguồn thu trên 50 triệu đồng.
Có tiền để tái đầu tư, năm 2014 ông Công lắp đặt hệ thống nước tưới nhỏ giọt, giữ nguyên diện tích dứa, trồng thêm 1 sào ớt ngọt, số còn lại tiếp tục trồng bí xanh.
Năm đó, ông thu về 20 triệu đồng tiền bán ớt; 50 triệu đồng tiền bán dứa quả và 85 triệu tiền bí xanh.
Năm 2015, từ cây bí chính vụ ông Công thu trên 80 triệu đồng, ước tính bí trái vụ thu thêm 50 triệu đồng và gần 60 triệu đồng tiền bán dứa quả, dứa giống.
Tổng nguồn thu năm 2015 ước gần 200 triệu đồng.
Dẫn chúng tôi đi dưới những tán cao su đã sắp khép tán, những giàn bí sai trĩu quả, ông Công phấn khởi, chi phí đầu tư cho cây cao su rất lớn, nếu không tìm được một phương án để lấy ngắn nuôi dài thì người trồng cao su sẽ gặp nhiều khó khăn!
Khi cây cao su chưa khép tán, thấy đất trống, cỏ mọc gia đình thấy để như thế sẽ rất phí nên trồng thử một số cây trồng như bí xanh, dứa, dưa hấu, ớt cay không ngờ lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Từ nguồn thu này, gia đình ông Công có thêm tiền để trang trải cuộc sống, không phải đi làm thuê, lại có chi phí đầu tư cho cây cao su hàng năm.
Nghệ An có hơn 12.000 ha cao su, trong đó gần 7.000 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nếu mô hình trồng xen các loại cây ngắn ngày như ở xã Tân Phú được áp dụng rộng rãi thì trong thời gian chờ khai thác mủ, mỗi năm người trồng cao su trong tỉnh sẽ có nguồn thu nhập rất lớn.
Đây là phương án tối ưu vừa giúp bà con nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, vừa duy trì và phát triển cây công nghiệp dài ngày một cách bền vững.
Đặc biệt, việc trồng xen dưới tán cao su sẽ tạo điều kiện nâng cao độ tơi xốp, giữ ẩm cho đất, sạch cỏ, cây cao su phát triển tốt.
Ở xã có hàng trăm hộ dân trồng xen, đem lại nguồn thu nhập chính khi cây cao su chưa cho mủ.
Ông Công chỉ là một trong số số hàng trăm hộ dân ở xã Tân Phú đã áp dụng mô hình trồng xen đem lại thu nhập cao.
Qua thực tế SX, cây bí, cây dưa trồng xen dưới tán cao su đã khẳng định ưu thế vượt trội.
Đó là: Dễ trồng, giữ ẩm, tạo độ tơi xốp cho đất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Chi phí đầu tư mỗi ha trồng xen khoảng 20 triệu đồng nhưng có thể cho thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng/năm.
Ông Phạm Triệu Phú, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Phú (nguyên Chủ tịch Hộ Nông dân xã) cho biết, toàn xã hiện có khoảng 200 ha cao su trồng mới (1 -4 năm tuổi).
Mỗi năm, Tân Phú có thêm khoảng 50 ha cao su trồng mới, tất cả đều đã được người dân tận dụng để trồng xen, mang lại nguồn thu đáng kể trong thời kỳ cây cao su kiến thiết cơ bản.
Từ năm 2011 đến nay, phong trào trồng dưa hấu, bí xanh, dứa xen cao su nở rộ, cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài ra, dưới tán cao su, người dân còn trồng các loại cây trồng khác như lạc, đậu, lạc…
Theo thống kê, Tân Kỳ hiện có gần 2.000 ha cây cao su, trong đó có trên 1.000 ha đang thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Đến thời điểm này, các vùng trồng cao su trong toàn huyện cơ bản đã thực hiện trồng xen để tăng nguồn thu cho người nông dân.
Related news
Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.
Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.
Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.
Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.