Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp
Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng; Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng trao Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân có thành tích trong công tác từ năm 2010-2014
Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại quá trình xây dựng và phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam và ngành Nông nghiệp tỉnh nhà.
Tháng 10.1975, UBND tỉnh Nghĩa Bình đã quyết định thành lập Ty Nông nghiệp, Ty Lâm nghiệp, Ty Thủy lợi và Ty Thủy sản; năm 1982 đổi tên thành Sở NN&PTNT Nghĩa Bình và năm 1996, UBND tỉnh quyết định thành lập Sở NN&PTNT.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi; đầu tư phát triển các giống cây trồng, vật nuôi;
Sắp xếp, nâng cao năng lực các tổ hợp tác; giao đất, giao rừng cho người dân; đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; hình thành các cánh đồng sản xuất tập trung, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế…
Đáng chú ý, từ năm 2001 đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh bình quân hàng năm đạt 5,1%, sản lượng lương thực hàng năm tăng 6%, tỷ lệ bò lai trên 75%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,9%.
Trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh hiện có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 3% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đánh giá cao đóng góp của ngành Nông nghiệp tỉnh đối với với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
Đồng thời, yêu cầu ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai và đầu tư phát triển sản xuất trên các lĩnh vực; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp…;
Xây dựng chuỗi sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 3,5-4%.
Sở NN&PTNT cũng cần phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình Xây dựng nông thôn mới…
Dịp này, 11 cá nhân có thành tích trong công tác của ngành Nông nghiệp từ năm 2010-2014 đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
1 tập thể, 9 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT; 253 cá nhân nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp NN&PTNT.
UBND tỉnh cũng tặng Cờ thi đua đơn vị hoàn thành tiêu biểu xuất sắc nhiệm vụ năm 2015 cho Sở NN&PTNT.
Related news
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.
Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.
Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…
Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.
Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông cho thấy, tính đến đầu tháng 10, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đều đạt khá; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đó là cơ sở để chúng ta tin việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42% vào cuối năm 2014 sẽ thành hiện thực.