Trồng Xà Lách Nhật Trên Đất Lâm Đồng Đạt Chất Lượng An Toàn
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 4 mẫu giống rau xà lách Nhật trồng trên 2ha tại xã Lát, huyện Lạc Dương, kết quả đều đạt ngưỡng an toàn.
Tên của 4 giống rau xà lách ở đây là lô lô tím, lô lô xanh, romaine và iceberg, do Công ty An Phú Lacue, Đà Lạt sản xuất theo công nghệ từ làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano của Nhật, đạt năng suất trung bình từ 20 - 30 tấn/ha, trong đó trọng lượng mỗi cây từ 0,4 - 0,5kg.
Với nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ và đúng cách), Công ty Phú Lacue, Đà Lạt đã sử dụng 12 loại thuốc bảo vệ thực vật (nằm trong danh mục) phòng trừ hữu hiệu các đối tượng dịch hại phổ biến trên cây xà lách như: bệnh đốm đen, bệnh cháy lá, ruồi đục lá…
Việc thu hoạch xà lách của công ty được tiến hành vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, phần lớn sản phẩm tiêu thụ về các siêu thị ở Sài Gòn, đồng thời đang tiếp tục khai thác thị trường xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản…
Related news
Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Trại Dọc, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.
Mùa tôm mới 2014 ở Cầu Ngang, Duyên Hải… Trà Vinh đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy mới đầu vụ nhưng giá tôm giảm mạnh, 1 tấn tôm thẻ chân trắng nông dân mất lãi từ 30 đến 50 triệu đồng.
Những ngày qua, câu chuyện giá tôm đang trở thành vấn đề “nóng” đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp (NTCN), bởi giá tôm “rớt” từ 156.000 đồng/kg nay chỉ còn 92.000-95.000 đồng/kg. Đó là vấn đề làm cho người nuôi tôm đứng ngồi không yên khi ao tôm đã vào cỡ thu hoạch, môi trường thì ngày càng ô nhiễm.
Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.