Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, ngoài những định hướng của ngành nông nghiệp địa phương thì phải kể đến sự nhạy bén, sáng tạo biết nắm bắt khoa học kỹ thuật và bám sát với nhu cầu thị trường của nông dân. Câu chuyện làm giàu từ mô hình nuôi rắn ráo trâu của anh Võ Văn Tạo – nông dân ngụ tại xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu sẽ làm rõ hơn về tính đột phá của nông dân trong thời buổi hiện nay.
Nhiều năm gắn bó với ruộng đồng, cuộc sống vẫn loay hoay với những tháng, ngày thiếu thốn, có năm được mùa thì lúa mất giá và ngược lại…không chấp nhận thực tế, anh Võ Văn Tạo đã quyết tâm tìm hướng đi mới để thay đổi cuộc sống. Và một quyết định khá táo bạo đã được người nông dân này thực hiện.
Đầu năm 2011, sau khi tìm hiểu cách nuôi rắn ráo trâu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,…anh đã bán 3 công ruộng - tài sản quý giá nhất của gia đình để đầu tư cho mô hình này.
Với 50 cặp rắn giống ban đầu, hiện số lượng rắn trang trại của anh Tạo đã lên gần 1.000 con. Lúc đầu anh chỉ nuôi rắn thịt, về sau nhờ chịu khó học hỏi và sản xuất thành công rắn giống nên đã giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập cho người nông dân này.
Anh Tạo chia sẻ, rắn ráo trâu là một trong những loài rắn hoàn toàn không có độc và không nguy hiểm cho người chăn nuôi, với giá bán trung bình khoảng 450.000 đồng/1 kg, có thời điểm lên đến 900.000 đồng/1 kg. Ưu điểm của rắn ráo trâu là ít bệnh, dễ chăm sóc, diện tích nuôi nhỏ, thích hợp với những nông hộ có ít đất. Ở chế độ chăm sóc tốt, sau 1 năm, rắn có thể đạt trọng lượng trên 1,2 kg. Người nuôi có thể bán rắn thương phẩm hoặc nuôi tiếp hay cho chúng sinh sản.
Để được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn giúp mô hình phát triển bền vững, bắt đầu thực hiện mô hình anh Võ Văn Tạo đã đăng ký với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh. Ngoài ra, anh còn ký kết hợp đồng thu mua với nhiều doanh nghiệp, nhà hàng trong và ngoài tỉnh để đảm bảo đầu ra cũng như giá cả ổn định.
Với diện tích 300m2 thả nuôi rắn ráo trâu, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh Tạo thu về mức lợi nhuận ròng lên trên 300 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với làm lúa trước đây. Điều đáng quý ở người nông dân này là không ngừng chịu khó học hỏi và sẵn sàng sẻ chia cách làm ăn với mọi người để cùng nhau làm giàu.
Related news

Với hạn mức 15.000 tấn tôm Hàn Quốc ưu đãi miễn thuế cho Việt Nam, sẽ có 7 mã hàng được áp thuế suất thuế XK 0% và áp dụng ngay khi Hiệp định Thương mai tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực.

Đầu năm 2015 đến nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu (XK) chè của Việt Nam đã gặp phải tình trạng chè đã xuất đi bị trả lại. Đây là hệ lụy của hệ thống sản xuất và quản lý nhiều vùng chè còn bất cập.

Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.