Trồng Thanh Long Mô Hình Mới Thích Hợp Với Người Cao Tuổi

Thực hiện cơ cấu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành (Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang đầu tư trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Minh Bạch ngụ ấp Tân Phong Ngoại, xã Tân Thạch đã xây dựng thành công mô hình trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau xã Tân Thạch, ông Nguyễn Minh Bạch đã phát huy vai trò của mình, nêu gương sáng trong phong trào Người cao tuổi phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Theo đó, đầu năm 2013, ông Bạch đã mạnh dạn đốn bỏ 0,8ha đất trồng dừa đang cho trái để bắt đầu trồng 1 ngàn gốc thanh long ruột trắng và thanh long ruột tím.
Ông Bạch trồng thanh long theo phương pháp cho cây bám vào trụ bê-tông, trồng 4 hom giống dùng dây buộc cố định hom giống với trụ. Theo ông, trụ xi-măng có chiều cao 1,5m, phía trên trụ có 4 cọng sắt được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long. Thanh long là giống dễ trồng, tuy nhiên đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Một năm, cây có thể ra 5 - 6 lứa quả, từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch là 75 ngày.
Cây thanh long chịu hạn tốt, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước cho cây đầy đủ, một năm bón phân 3 lần với lượng phân vừa đủ, đặc biệt vào mùa mưa, phải úp ly trên hoa để tránh rụng trái. Khi xử lý nghịch vụ, ông phải chông đèn cho cây khoảng 10 tiếng 1 ngày, trong vòng 15 ngày cây sẽ ra hoa.
Được biết, chi phí ban đầu ông Bạch bỏ ra đầu tư cho 0,8ha thanh long là 150 triệu đồng. Đến nay, sau 2 năm trồng, vườn thanh long của ông đã có khoảng 800 gốc cho trái, riêng trong năm 2014, có 650 gốc cho trái theo mùa, ông thu hoạch được 8 tấn trái, thu lợi nhuận 40 triệu đồng.
Hiện tại, ông Bạch đang xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là dịp Tết Ất Mùi 2015, vườn thanh long của ông có khoảng 2 tấn trái bán ra thị trường với giá khoảng 20 ngàn đồng/ký. Ông Bạch cho biết, so với 0,8ha dừa trước đây thì trồng thanh long đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Nếu cây cho trái nghịch vụ, 1 năm có thể thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng, còn dừa thì 1 năm chỉ được 30 - 40 triệu đồng.
Đánh giá về mô hình trồng thanh long của ông Nguyễn Minh Bạch, ông Lê Minh Giảng - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tân Thạch nói: “Đây là mô hình hay, bước đầu tuy có gian nan vì phải xây trụ bê-tông, trồng hom thanh long và chăm sóc kỹ nhưng từ 1 - 2 năm sau, khi cây phát triển tốt thì mô hình này phù hợp với người cao tuổi”.
Related news

Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.

Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.