Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Động Vật Có Nguồn Gốc Hoang Dã Ở Bình Thuận

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Động Vật Có Nguồn Gốc Hoang Dã Ở Bình Thuận
Publish date: Friday. May 11th, 2012

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Khiêm tốn với diện tích gần 2.000 m2 tại thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, nhưng trại Xuân Nghi có trên cả ngàn vật nuôi có nguồn gốc hoang dã như: kỳ đà, rắn hổ vện, chồn hương, dúi. Trại Xuân Nghi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy phép.

Việc nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đến với anh Đinh Hoàng Tâm rất tình cờ. Là kỹ sư hóa khi còn làm việc tại Công ty Imexco - Tân Thắng, trong một lần đi miền Tây chơi, anh suy ngẫm rất nhiều về mô hình nuôi rắn của trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang. Tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu và kinh nghiệm thực tế, thấy nuôi rắn chi phí thấp, ít dịch bệnh mà lợi nhuận mang lại rất cao nên năm 2010 anh quyết định chọn rắn làm vật nuôi để phát triển kinh tế. Với bản tính siêng năng và ham học hỏi, thành công bước đầu đã đến với anh.

Khởi nghiệp, anh đầu tư 20 triệu đồng xây dựng trại, 1 cặp giống rắn hổ vện trị giá 5 triệu đồng. Rắn hổ vện 1 năm tuổi là bắt đầu giao phối và đẻ bình quân từng lứa từ 20 - 21 trứng, sau 60 ngày ấp sẽ nở. Chưa đầy 3 năm, trại nuôi của anh Tâm đang có gần 200 con rắn giống, con lớn nhất nặng 2,5 kg. Để chủ động nguồn thức ăn cho rắn, anh Tâm đầu tư nuôi xen ếch. Sau thấy ếch thương phẩm cũng có giá, anh đầu tư 4 hồ nuôi ếch theo chu trình khép kín vòng sinh trưởng: nòng nọc, ếch con, ếch thương phẩm và ếch bố mẹ. Tiếp đó, anh mở rộng đầu tư nuôi thêm dúi, cầy hương và kỳ đà. Theo anh Tâm, đây là những loài vật nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư cho chuồng trại, con giống và thức ăn thấp mà vòng xoay vốn nhanh, lại ít rủi ro. Để vật nuôi phát triển hiệu quả, người nuôi phải tỉ mỉ tìm hiểu thật tường tận về đặc tính thiên nhiên của từng loài.

Với động vật có nguồn gốc hoang dã, nguồn tiêu thụ khá dồi dào và có giá thành cao. Nguồn giống tốt đang rất hút hàng và có giá rất tốt. Hiện cầy hương giống được bán với giá 8 triệu đồng/cặp, dúi giống 1,8 triệu/cặp, ếch giống 1,8 triệu/cặp, và kỳ đà thịt giá 540 ngàn đồng/kg. Anh Tâm cho biết vừa nuôi vừa xuất chọn lọc trong vòng 7 tháng vừa qua, gia đình anh đã thu trên 100 triệu đồng. Nghề nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã vẫn còn khá mới, gia đình anh Tâm được coi là đi đầu trong nghề nuôi mới này ở địa phương.

Chi tiết hơn về phương pháp nuôi tại trại Xuân Nghi, anh Tâm cho biết, để nhanh tăng trọng vật nuôi, anh thực hiện nuôi nhốt đối với cầy hương thay vì thả rông. Lồng nuôi cầy hương phải bằng lưới thép chắc chắn. Riêng chuồng kỳ đà thì có thêm nơi chứa nước để phù hợp với đặc tính thích nước và môi trường ẩm mát của loài bò sát này. Nguồn thức ăn tự cung tự cấp cũng phải được tính toán phù hợp và tiết kiệm chi phí. Ví như, ếch được nuôi làm thức ăn chủ lực cho rắn, ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, và ếch lớn bán giống hoặc bán thương phẩm.

Related news

Nông Dân Điêu Đứng Vì Giá Chuối Liên Tục Giảm Nông Dân Điêu Đứng Vì Giá Chuối Liên Tục Giảm

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau), nhất là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Có những lúc cây chuối được xem là cây giảm nghèo cho người dân xứ rừng. Vậy mà thời gian gần đây, giá chuối liên tục giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho bà con.

Thursday. January 15th, 2015
Anh Lương Văn Ghế Trồng Thanh Long Trên Bờ Bao Vuông Tôm Anh Lương Văn Ghế Trồng Thanh Long Trên Bờ Bao Vuông Tôm

Năm 2011, sau khi xem chương trình khuyến nông trên truyền hình chỉ dẫn cách trồng và chăm sóc thanh long, anh Ghế rất tâm đắc. Anh cải tạo diện tích đất bỏ trống sau nhà, đổ trụ bê-tông và nhờ người quen tìm mua hom thanh long giống. Lúc đầu anh trồng thử 15 trụ thanh long. Nhờ chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng, 15 trụ thanh long đã cho trái.

Thursday. January 15th, 2015
“Vườn Dâu Nhà” Của Cặp Kỹ Sư Trẻ “Vườn Dâu Nhà” Của Cặp Kỹ Sư Trẻ

Từ nhiều năm nay, dâu tây là một trong những loại đặc sản gắn liền với thương hiệu Đà Lạt. “Vườn dâu nhà” của cặp vợ chồng kỹ sư nông nghiệp trẻ Nguyễn Hữu Giới - Bùi Thị Hằng tại địa chỉ 157 Thánh Mẫu, phường 7, TP Đà Lạt, hiện cho doanh thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng, là một minh chứng về thành công của việc làm giàu nhờ ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.

Thursday. January 15th, 2015
Bao Tiêu Bưởi Da Xanh Giúp Nông Dân Yên Tâm Sản Xuất Bao Tiêu Bưởi Da Xanh Giúp Nông Dân Yên Tâm Sản Xuất

Vừa qua, Cơ sở thu mua, xuất khẩu bưởi da xanh Hương Miền Tây (gọi tắt là Hương Miền Tây) địa chỉ số 12, ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre đã chính thức tổ chức mua bưởi da xanh theo hình thức bao tiêu sản phẩm cho các nhà vườn xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, chủ yếu là của các thành viên Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh, do Hội Nông dân xã Tân Mỹ Chánh quản lý.

Thursday. January 15th, 2015
Mít Bến Tre Được Thị Trường Hàn Quốc Ưa Chuộng Mít Bến Tre Được Thị Trường Hàn Quốc Ưa Chuộng

Ông Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng nhóm nông dân hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long, huyện Châu Thành cho biết: Tổ hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long sẽ kết hợp với nhà vườn địa phương tiếp tục sản xuất trái cây “sạch” để cung ứng cho thị trường ngoài nước, tạo cơ hội đầu ra cho trái cây Việt Nam.

Thursday. January 15th, 2015