Trồng Tắc Đạt Hiệu Quả Cao

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.
Với 7 công đất vườn, ông Sớt trồng xen 3 công và trồng chuyên canh cây tắc 4 công. Trước đây, gia đình ông làm lúa, một năm 2 vụ nhưng hiệu quả không cao. Từ khi có đê bao, gia đình ông trồng tắc. Hiện nay, cây được 3 năm tuổi, cho trái quanh năm. Mỗi tháng thu hoạch khoảng 3 tấn trái với giá bán dao động từ 7 - 11 ngàn đồng/kg vào mùa nắng; 2 - 3 ngàn đồng/kg vào mùa mưa, gia đình ông có nguồn thu ổn định.
Khi được hỏi về kinh nghiệm trồng tắc, ông Sớt chia sẻ: Trồng tắc khá đơn giản. Vào mùa mưa trái tắc thường mắc bệnh ghẻ, nhưng điều trị không khó, khi cây ra trái, tôi dùng tilt super + Coc 85 + thuốc sâu để xịt ngừa, cứ nữa tháng xịt 1 lần. Riêng mùa nắng, tôi để cỏ trong vườn giữ ẩm cho cây tươi tốt. Về phân bón, tôi chỉ dùng 20-20-15 + Lân + Urê để rải cho cây vào thời điểm cây cho trái độ chừng tay cái, rải phân giai đoạn này giúp cho trái xanh bóng và mau lớn.
Nhờ chăm sóc tốt, điều kiện đất đai thổ nhưỡng phù hợp, nên cây tắc phát triển tốt và cho năng suất cao. Hơn 1.500 gốc tắc được trồng với khoảng cách 1,5 m/cây, đã mang về nguồn lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm cho gia đình ông Sớt. Ngoài ra, hàng năm gia đình ông Sớt còn bán tắc bụi cho những hộ làm tắc kiểng, thu nhập tăng thêm khoảng 10 triệu đồng.
Trước sự thành công của gia đình ông Lê Văn Sớt, nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng đã mạnh dạn đầu tư vào loại cây này. Hiện nay, trái tắc rất được thị trường ưa chuộng nên có đầu ra ổn định. Số hộ trồng tắc ngày càng phát triển, với hơn 300/600 hộ dân trong xã tham gia trồng tắc. Thông thường, tắc được trồng khoảng 7 tháng thì cho trái quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, bình quân mỗi năm nhà vườn thu lợi hơn 300 triệu đồng/ha.
“Trước đây, Tân Thạnh có hơn 12% hộ nghèo, qua việc chuyển đổi cây trồng, trong đó có cây tắc, tỷ lệ hộ nghèo của ấp giảm còn khoảng 9%” - Ông Phạm Văn Bé - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Tân Thạnh
Related news
Nông dân là những người chịu thiệt thòi, nhất là mỗi khi giá cả biến động, nông sản rớt giá, lỗ lã họ đều ôm về phần mình. Nhưng trong "cái khó ló cái khôn", chính nông dân lại là những người biết vận dụng và phát huy tốt quy luật của tự nhiên, áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Người trồng mía ở Kông Chro đã mua các loại thuốc trừ cỏ: Metrimex 80 WP do Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội phân phối, loại 1kg/gói; Atramet ComBi 80 WP do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương cùng Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam phân phối

Nếu so với các tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn... thì mô hình nuôi cá hồi nước lạnh ở Thanh Hóa, còn khá mới lạ. Nhưng nó đang mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân miền núi xứ Thanh

Minh Xuân là xã phát triển rất mạnh mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở huyện Lục Yên, một trong những hộ nuôi ba ba đầu tiên là gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn 7. Nhà anh có 1ha ao, trước đây, chỉ nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa kể khi dịch bệnh xảy ra, đàn cá chết la liệt

Theo y học hiện đại, măng tây có tác dụng chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư bàng quang