Tôm Thẻ Chân Trắng Giảm Giá Tuần Qua
Tuần qua, giá tôm thẻ chân trắng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 1.000 đồng/kg sau khi tăng liên tiếp từ đầu tháng 6, giao động từ 88.000 đồng/kg đến 121.000 đồng/kg tùy loại.
Giá tôm có dấu hiệu chững lại do lượng tiêu thụ bắt đầu chậm lại, chất lượng tôm từ bà con nông dân không cao sau khi ồ ạt bán sớm từ cuối tháng trước. Do vậy, doanh nghiệp không thể mua vào lượng lớn chế biến. Ngoài ra, tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản xấu làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu tôm. Các nước trên đều là các khách hàng lớn đối với tôm chế biến của Việt Nam.
Related news
UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.
Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.
Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.
Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.
Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.