Liệu Giá Phân Bón Có Biến Động?
Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ.
Thông tin từ Nhà máy Đạm Cà Mau (thuộc Cty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà máy đã chính thức tạm ngừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể, với thời gian 19 ngày. Đợt bảo dưỡng định kỳ Nhà máy Đạm Cà Mau diễn ra từ 4/7 đến hết 22/7.
Trong thời gian bảo dưỡng, Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ kiểm tra tổng thể hệ thống, sửa chữa các thiết bị, nâng cấp, cải tiến hệ thống công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo kế hoạch, đến ngày 21/7 nhà máy sẽ vận hành trở lại và dự kiến đạt 100% công suất vào ngày sau đó.
Cùng thời điểm này, Nhà máy đạm Ninh Bình (thuộc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình) cũng tiến hành bảo dưỡng từ cuối tháng 6. Thời gian bảo dưỡng toàn bộ dự kiến sẽ kéo dài từ 1 đến 1,5 tháng.
Hiện đang là thời điểm cuối vụ ĐX ở các tỉnh phía Bắc và bà con nông dân một số tỉnh đang chuẩn bị cho vụ HT.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam nhận định: Dự kiến giá các loại mặt hàng phân bón sẽ tăng nhẹ trở lại sau khoảng một tháng nữa do nhu cầu chăm bón vụ HT tăng mạnh. Đây chính là thời điểm các nhà máy cần sản xuất hàng để có lượng hàng chuẩn bị cho vụ HT.
Nhưng trong tháng 7 này, cả hai “đại gia” là Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm) và Đạm Ninh Bình (công suất 560.000 tấn/năm) đang dừng để bảo dưỡng dài hạn có thể sẽ khiến sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ hụt đi một lượng đáng kể. Như vậy, trong ngắn hạn, nguồn cũng có thể hơi thiếu hụt, dễ gây biến động nhẹ về giá.
Nhưng nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn cung không thiếu hụt, mà đây chính là một kênh để các nhà máy sản xuất phân đạm trong nước giải quyết lượng hàng dự trữ trước đó, nhằm giảm áp lực tồn kho trong bối cảnh hiện tại.
Related news
Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.
Khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi không khỏi đắn đo, bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có một thực tế đang diễn ra: không ít diện tích“bờ xôi ruộng mật” ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được cho thuê thành nơi an táng. Nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đất ruộng trở thành nghĩa trang.
“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.
Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.
Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.