Trồng Rau Răm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Xa xa đã thấy những chiếc xe tải nhỏ, xe lam nằm chờ những nhà vườn mang rau răm tới cân, để chở về thành phố, phân phối cho các chợ đầu mối.
Qua giới thiệu của ông Phan Văn Liên, chủ tịch Hội nông dân xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, chúng tôi tìm đến cánh đồng trồng rau răm ở ấp Tây Lân.
Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.
Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa: cấy gốc cách gốc 10 cm, hàng cách hàng 20 cm.
Chăm sóc: Sau khi trồng được 3 ngày, cần bón lân + urê (bón nhử) với lượng không đáng kể. 15 ngày sau bón phân NPK (20 kg cho 1.000 m2). Nên bón vào 5 - 6 giờ chiều, sau khi bón phân thì phun nước để rửa cho phân không dính lá, không bị cháy lá rau.
Thu hoạch: Rau trồng được 30 ngày thì bắt đầu cắt thu lứa đầu. Sau khi cắt, bón phân urê và phân NPK, mỗi lứa bón hai lần.
Chị Nguyễn Thị Hòa, người đầu tiên chúng tôi gặp, cho biết: “Do tốc độ phát triển đô thị hóa, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nên việc chuyển đổi cây trồng cho phù hợp là cần thiết. Nhiều hộ dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng rau răm. Trước đây, tôi trồng cau, trầu, nay cũng đã chuyển qua trồng rau răm trên 5 công đất (1 công = 1.000 m2).
So với trồng lúa, trồng rau răm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trồng lúa thì bình thường 3 tháng mới thu hoạch, trồng rau răm thì thu hoạch lứa đầu là sau 1 tháng, sau đó thì mỗi ngày cắt bán 1 lần. Rau răm ít bị sâu bệnh, nên ít phải đầu tư thuốc BVTV. Cách trồng rất đơn giản, bằng gốc hay bằng ngọn đều được”.
Giá bán rau răm hiện nay là 2.500 đ/kg. Một ngày chị Hòa bán được 150 - 200 kg.
Đi men theo một bờ ruộng chúng tôi sang thăm ruộng của anh Phan Văn Trợt, một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa chuyển qua trồng rau răm. Với diện tích 1,1 ha, mỗi ngày cắt từ 350 - 400 kg. Anh tâm sự: “Trước đây gia đình tôi khó khăn lắm, lấy vợ ra ở riêng được bố mẹ cho một căn nhà lá, phải đi làm mướn kiếm ăn qua ngày.
Năm 1998 tôi bắt đầu chuyển qua trồng rau răm, nhờ chịu khó chăm sóc, rau lớn nhanh, hai vợ chồng và đứa con lớn cứ cắt rau quanh năm, không nghỉ, phải mướn thêm một lao động cắt phụ. Nhờ trồng rau răm mà gia đình tôi thoát nghèo, xây được căn nhà khang trang, tiện nghi...”.
Anh Nguyễn Văn Hoàng kể: “Gia đình tôi trồng 1,5 ha mỗi ngày cắt 500 - 600 kg, mỗi ngày thu 1,2 - 1,5 triệu, mỗi năm thu nhập khoảng 300 triệu đồng”.
Related news
Nhiều tài liệu y văn cổ khẳng định, rau răm có tác dụng chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt cải thiện di mộng tinh.
Rau răm vừa là rau vừa là dược liệu quý. Rau răm không chỉ được dùng để chữa những căn bệnh thông thường mà còn dùng cả trong trường hợp cần chế ngự những cơn đau tim nguy cấp.
Rau răm là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm. Cành và lá rau răm vừa là rau vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc trị bệnh. Lá rau răm có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Trong đông y, rau răm có vị nóng, cay, mùi thơm tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị. Ngoài ra, nó còn bài nguyên liệu thuốc dùng để chữa được nhiều bệnh như:
Rau răm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên rau răm cũng có nhiều mặt hại nếu không biết cách sử dụng. Theo đông y nếu ăn quá nhiều rau răm không chỉ không có tác dụng cho sức khỏe mà còn gây ra nhiều tác hại đến không ngờ cho cả cánh mày râu và các chị em.