Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Quận 12 là nơi có diện tích trồng rau muống nước tương đối lớn khoảng 200 ha , cung cấp một lượng lớn rau muống cho người tiêu dùng tại TPHCM, nắm được nhu cầu tiêu thụ rất lớn về cây rau muống và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, trạm Khuyến Nông Quận 12 – Gò Vấp triển khai mô hình “ Trồng rau muống nước an toàn theo hướng VietGap ” tại phường Thạnh Xuân – Quận 12.
Sau 4 tháng thực hiện (từ tháng 4 – 7/2011) trên 15 hộ , với quy mô là 10 ha , với phần hỗ trợ từ trạm khuyến nông là 30.450.000đ, chiếm 30% kinh phí đầu tư cho mô hình. Ngày 3/11/2011 trạm khuyến nông quận 12 – Gò Vấp tổ chức buổi nghiệm thu, đánh giá mô hình. Về dự có lãnh đạo Trung Tâm khuyến nông TPHCM, hội nông dân quận 12, lãnh đạo phường Thạnh Xuân và nhiều bà con nông dân trồng rau muống về tham dự ..
Ý kiến từ các nông dân thực hiện mô hình này bật lên các điểm sau: Sản lượng rau đồng đều, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được giảm xuống thay vào đó là phân hữu cơ vi sinh , sử dụng thuốc đúng cách, đặc biệt là việc ghi nhật ký đồng ruộng trong quá trình trồng rau muống của bà con nông dân. Đây là một trong những nội dung cơ bản của việc sản xuất rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGap, giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được dễ dàng , làm cho giá trị cây rau muống và thu nhập của các hộ trồng cây rau muống tăng lên. Cụ thể theo mô hình này, lợi nhuận mà hộ trồng rau thu được là 36.620.000 đ/tháng/ ha .
Kết luận buổi lượng giá, Ts. Trần Viết Mỹ, Giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM đánh giá cao kết quả mô hình đã đạt được, và yêu cầu Trạm khuyến nông quận 12 cần phối hợp với hội nông dân quận 12 vận động thành lập HTX thu mua rau cho bà con, tạo cho đầu ra sản phẩm được ổn định và từng bước xây dựng thành vùng sản xuất rau muống nước đạt tiêu chuẩn VietGap của thành phố.
Related news

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.