Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản

Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản
Publish date: Thursday. May 24th, 2012

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

Những năm gần đây, do cách nuôi truyền thống không còn phù hợp nên tôm thường chết nhiều, năng suất không cao. Việc tiếp cận được nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) với lãi suất thấp là động lực để các hộ nông dân ở Hải Đông mở rộng quy mô, thay đổi phương thức nuôi thuỷ sản.

Mở rộng quy mô sản xuất

Các hộ được tiếp vốn dự án lần này đều có kinh nghiệm nhiều năm nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn. Anh Nguyễn Văn Cường là một trong những hộ đầu tiên ở xã Hải Đông thực hiện chuyển đổi từ ruộng làm muối sang đào ao nuôi tôm. Do nuôi theo cách thủ công và thiếu kinh nghiệm nên 3 vụ đầu tiên tôm chết nhiều, số tiền thu lại chẳng được bao nhiêu.

Muốn duy trì nghề nuôi tôm nhưng anh Cường chẳng biết vay tiền ở đâu. Anh cho biết: “Vay ngân hàng phải thể chấp tài sản, lãi suất lại cao nên tôi chẳng dám vay. May vừa rồi được vay 25 triệu đồng vốn ưu đãi của Quỹ HTND, tôi dồn vào mua thức ăn công nghiệp cho tôm nuôi, mở rộng ao thả và xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định. Năm nay, tôi không còn lo tôm bị chết nữa”.

Còn anh Đỗ Văn Tiến nuôi tôm đã 4 năm mà diện tích ao mới chỉ có 500m2, 600m2 còn lại là ruộng muối. Vì chưa có tiền để chuyển đổi ruộng muối thành ao nên việc nuôi tôm của anh gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Anh đã chạy vạy nhiều nơi nhưng đều không vay được vốn. Được Quỹ HTND cho vay 25 triệu đồng, anh Tiến đã đào thêm ao, mua thêm tôm giống, mở rộng quy mô chăn nuôi.

“Vay vốn bên ngoài lúc này không dễ. Tivi, đài, báo nói là Nhà nước hạ trần lãi suất huy động thì lãi suất cho vay sẽ giảm. Tôi lên huyện hỏi thì lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại vẫn cao. Làm nông nghiệp, lợi nhuận không cao, rủi ro lớn nên Nhà nước cần có dòng vốn ưu đãi như nguồn Quỹ HTND cho ND vay là cần thiết” - anh Tiến tâm sự.

Được Quỹ HTND tiếp vốn, nhiều hộ nông dân ở xã Hải Đông đã có tiền chuyển đổi từ ruộng muối sang đào ao nuôi thủy sản, chuyển đổi từ cách nuôi thủ công sang nuôi công nghiệp, mang lại năng suất cao hơn.

Hình thành Câu lạc bộ nuôi tôm

Với đường bờ biển dài 9km, xã Hải Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản. Hiện người dân trong xã có 4 nghề chính là chăn nuôi gia súc - gia cầm, làm muối, trồng lúa và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm 40% tổng thu nhập của toàn xã.

Trước đây các hộ nuôi thủy sản theo hướng tự phát, ít khi tham khảo hay trao đổi kinh nghiệm với nhau. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND thông qua Dự án Nuôi trồng thủy sản, các hộ vay vốn đã tập hợp lại thành nhóm theo sở thích. Ông Đỗ Văn Kinh - Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông cho biết: “Ngoài trao đổi thông tin với nhau về giá thức ăn, phòng dịch bệnh, hàng tháng các hộ còn tham gia dự án họp kiểm đếm tiến độ đầu tư của từng hộ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi...”.

Anh Phạm Văn Quang chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề nuôi tôm đã gần chục năm. Nhu cầu về sản phẩm tôm trên thị trường ngày càng lớn, nhận thấy mình nuôi không đạt hiệu quả, tôi đã đăng ký tham gia Câu lạc bộ nuôi tôm của xã. Tham gia Câu lạc bộ nuôi tôm, tôi được vay vốn ưu đãi của Quỹ HTND, hàng tuần, được học những kinh nghiệm nuôi tôm mới, theo đúng hướng dẫn khoa học”.

Nhận xét về mô hình này, ông Nguyễn Hùng Mạnh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Nam Định cho hay: "Các hộ được vay vốn thành lập một tổ trao đổi với nhau kinh nghiệm, góp phần giảm chi phí sản xuất. Trên cơ sở nhóm ngành nghề, họ sẽ liên kết với các nhà khoa học để được hướng dẫn phương pháp nuôi thủy sản cho đúng kỹ thuật”.

Related news

“Ngân Hàng Ghẹ” Cách Thức Bảo Vệ Nguồn Lợi Biển Ở Phú Quốc “Ngân Hàng Ghẹ” Cách Thức Bảo Vệ Nguồn Lợi Biển Ở Phú Quốc

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.

Thursday. March 27th, 2014
Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Thursday. March 27th, 2014
Thành Phố Hồ Chí Minh Bắt Đầu Thu Mua Tạm Trữ Sản Phẩm Gia Cầm Thành Phố Hồ Chí Minh Bắt Đầu Thu Mua Tạm Trữ Sản Phẩm Gia Cầm

Bốn doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Công ty Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân và Công ty Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong đã chính thức bắt đầu thu mua tạm trữ sản phẩm gia cầm.

Thursday. March 27th, 2014
Ký Gửi Cà Phê Tại Ngân Hàng Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Ký Gửi Cà Phê Tại Ngân Hàng Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro

Với nhiều ưu điểm, cả doanh nghiệp thu mua và người trồng cà phê kỳ vọng, mô hình này có thể là giải pháp để hạn chế những vụ vỡ nợ dây chuyền thời gian qua.

Thursday. March 27th, 2014
Năm 2014 Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Sản Xuất Gần 1.000 Ha Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Năm 2014 Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Sản Xuất Gần 1.000 Ha Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.

Thursday. March 27th, 2014