Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mận An Phước Sạch Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trồng Mận An Phước Sạch Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Publish date: Tuesday. March 20th, 2012

Hiện nay tình hình ruồi đục trái gây hại trên các loại trái cây thật đáng ngại, nhất là trên trái mận nếu không phun thuốc để trừ ruồi thì chẳng còn trái nào nguyên vẹn, nên nhiều nhà vườn phải phun thuốc trừ ruồi đục trái  4-5 lần từ khi cây mận trổ hoa đến thu hoạch để bảo vệ trái mận khỏi bị ruồi đục trái gây hại. 
Mặc dù cây mận An Phước dễ trồng, năng suất cao, giá bán tương đối ổn định nhưng nhiều nhà vườn trồng rồi lại đốn bỏ do không quản lý nổi ruồi đục trái, thế nhưng anh Phan Châu Giản (Ba Giản) ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre thì chẳng lo ruồi đục trái vì anh đã có cách quản lý và mạnh dạn chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng mận An Phước. Anh Ba Giản vốn là thương binh trở lại với cuộc sống đời thường, anh rất cần cù chịu khó học hỏi kinh nghiệm để áp dụng cho mãnh vườn của mình ngày càng đạt hiệu quả hơn, chính vì vậy mà tại Hội thi trái ngon an toàn do tỉnh Bến Tre tổ chức vào ngày 12/06/2010 vừa qua trái mận An phước của anh đạt giải nhì. 
Năm 2005 khi anh bắt đầu trồng mận cũng là lúc ruồi vàng đục trái gây hại ngày càng nhiều. Lúc đầu cũng như bao nhiêu nông dân khác, anh phun thuốc hóa học để bảo vệ trái nhưng chỉ sau 2 vụ thì anh nhận thấy nếu cứ tiếp tục phun thuốc hóa học thì chính bản thân và gia đình là người trực tiếp chịu ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, người tiêu dùng chịu ảnh hưởng không kém vì lượng thuốc hóa học sẽ còn tồn dư trong trái mận. Anh nhiều đêm trăn trở, nếu để trái mùa thuận giá bán không cao, từ đó anh luôn theo dõi thông tin trên báo, đài, đi nhiều nơi học kinh nghiệm quản lý ruồi đục trái để bảo vệ trái mận mà không cần phun thuốc. Cuối cùng anh đã chọn biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện canh tác và hiệu quả đó là bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, không phun thuốc hóa học trong giai đoạn cây mang trái, dùng bao nylon để bao trái mận với cách làm cụ thể như sau:

Với diện tích gần 4.000 m2, trồng khoảng 350 gốc mận, lúc mới trồng đắp mô cao 0,4m, rộng 0,5m, trồng với khoảng cách 4x4m, trồng nanh sấu, trong năm đầu bón phân NPK+ Nitrabor 4 lần/năm, mỗi lần bón từ 15-20 kg. Năm thứ 2 cây bắt đầu cho trái lượng phân bón tăng dần. 
Khi cây được 3 năm tuổi khống chế chiều cao, giữ khoảng 3,5-4m trở lại để dễ chăm sóc và thu hoạch, để cây ra hoa theo ý muốn sau khi thu hoạch 15-20 ngày bón 75 kg Nitrabor+150 kg NPK 20-20-15+phân hữu cơ vi sinh, sau 2 tháng bón 150 kg Super Lân để tạo mầm hoa, tiến hành tỉa bỏ những chồi, nhánh vô hiệu. Sau khi bón phân khoảng 1 tuần cạo lớp da mỏng ở phần gốc, sau khi cạo 2 ngày pha dung dịch Paclor 10SC+vôi (liều lượng 1kg Paclor 10SC+2kg vôi sò pha với 5 lít nước) để quét vào gốc, sau khi quét khoảng 10 ngày phun phân bón lá 10-60-10, phun liên tục 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, sau 45-60 ngày cây ra hoa. Khi hoa nhú ra khoảng 5mm phun Baypholan, khi hoa nhú bằng đầu đũa phun thuốc để trừ sâu ăn bông; khi hoa nở vừa rụng nhụy tiến hành bao trái. Anh dùng bao nylon rỗng đáy để bao và dùng dây thun (khoanh nhỏ) để giữ bao nơi cuống trái, nhằm giữ được nhiệt độ, ẩm độ trong bao như môi trường bình thường và khi trái rụng sinh lý không đọng lại trong bao giúp hạn chế nấm bệnh tấn công. Đồng thời bón 75 kg Nitrabor+150 kg NPK 20-20-15+Canxi Nitrat để nuôi trái. Sau khi bao trái làm giá đỡ và dùng dây nylon treo nhánh để tránh gãy nhánh rụng  trái.

Để tránh thiếu công lao động bao trái, thường anh Giản xử lý ra hoa làm 2 đợt mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày, mỗi năm chi phí cho công lao động bao trái khoảng 6-7 triệu đồng, tiền mua bao nylon khoảng 12-14 triệu đồng (sử dụng được 2 năm). Tổng chi phí đầu tư bình quân mỗi năm khoảng 30-35 triệu đồng/3.800m2; năng suất bình quân 25 tấn giá bán bình quân 8.000 đồng/kg, năng suất cao hơn so với không bao trái 20-30%; giá bán cao hơn trái không bao 1.000 đồng/kg. Như vậy sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm lãi khoảng 160 triệu đồng trên diện tích gần 4.000 m2. Từ những kết quả trên anh sẵn sàng hướng dẫn cho những người xung quanh để sản xuất đạt hiệu quả như anh, nhưng điều mà anh phấn khởi nhất là hạn chế ô nhiễm môi trường, sản xuất được sản phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.


Related news

Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Trong Mùa Nắng Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Trong Mùa Nắng

Hằng năm vào mùa nắng, nước ở một số tuyến sông và trong vuông bị cạn kiệt, nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm tăng cao, tảo phát triển nhiều… sẽ gây ra một số bất lợi đối với tôm nuôi, làm thiệt hại về kinh tế. Người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau

Saturday. April 16th, 2011
Thừa Thiên - Huế: Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Dựa Vào Cộng Đồng Thừa Thiên - Huế: Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Dựa Vào Cộng Đồng

Mấy tháng qua, ngư dân các huyện ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) luôn bội thu nguồn lợi từ thủy sản. Riêng ở xã Điền Hải (huyện Phong Điền), ngư dân liên tục thắng đậm cá dìa, đem về hàng trăm triệu đồng. Có được kết quả này là do địa phương đã triển khai tốt chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng.

Wednesday. December 14th, 2011
Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên” Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên”

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Thursday. December 15th, 2011
Quả Việt Quất Giảm 1/2 Mức Cholesterol Xấu Quả Việt Quất Giảm 1/2 Mức Cholesterol Xấu

Cây việt quất đã được chứng minh rất có lợi cho não và mới đây các nhà khoa học Canada cho biết loại quả này còn tốt đối với tim do có tác dụng làm giảm lượng cholesterol.

Thursday. June 2nd, 2011
Đi Lên Từ Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Đi Lên Từ Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh

Bao bọc xung quanh khu đồng cỏ của xã miền núi Khả Phong (Kim Bảng – Hà Nam) là núi đá cằn cỗi, đất đồng chiêm trũng, cây lúa sống còn chật vật. Không ai có thể ngờ nơi đây lại xuất hiện một khu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh cho lợi nhuận kinh tế cao

Monday. April 25th, 2011