Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng
Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.
Huyện đã chỉ đạo quy hoạch cánh đồng mẫu lúa tại 12/15 xã, thị trấn, với tổng diện tích vụ xuân là 547,2 ha, qua thu hoạch vụ đông xuân năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 3.392,6 tấn.
Cơ chế huyện hỗ trợ 15% giá giống đối với các xã vùng II, 30% giá giống đối với các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn vùng II. Huyện cũng đã chỉ đạo nhân dân các xã, thị trấn vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh cánh đồng lúa thông qua chương trình đầu tư có thu hồi cho vay phân bón.
Đối với cánh đồng mẫu ngô, huyện đã quy hoạch thực hiện tại 15/15 xã, thị trấn, diện tích thực hiện được 679,91 ha. Với cơ chế huyện hỗ trợ 20% giá giống đối với các xã vùng II, hỗ trợ 40% giá giống đối với các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn vùng II.
Để đảm bảo sản xuất vụ mùa đạt năng suất, sản lượng cao, ngay sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân huyện đã chỉ đạo nhân dân gieo cấy hết diện tích lúa vụ mùa đạt trên 3.274,3 ha, đưa các loại giống lúa có năng xuất, chất lượng cao vào gieo cấy như BC15, BG1… thành vùng tập trung, thực hiện đúng khung thời vụ, tiếp tục thực hiện thâm canh lúa, ngô, lạc thông qua chương trình đầu tư có thu hồi.
Đặc biệt thực hiện cánh đồng mẫu tại các xã vùng lúa với diện tích là 1.009,5 ha, chỉ đạo kiên quyết thực hiện “5 cùng” (cùng làm, cùng một loại giống, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch).
Related news
Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.
Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.
Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.
Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.