Trồng Khổ Qua, Lợi Nhuận Gấp 4 Lần Trồng Lúa
Gia đình anh Nguyễn Văn Sáu Nhỏ, ở ấp Đai Tèn, xã lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) có 4 công đất (1 công = 1.000m2) trồng lúa, do trồng lúa kém hiệu quả nên gia đình anh chuyển sang trồng màu trong vụ đông xuân 2014.
Lúc đầu anh trồng theo cách truyền thống nên hiệu quả thấp, nhiều vụ bị thất bại nặng nề do sâu rầy gây hại. Sau khi được địa phương phát động tập huấn trồng rau an toàn, anh đã tích cực tham gia và bố trí trồng khổ qua (mướp đắng) giống lai F1 theo hướng an toàn.
Sau 30 ngày trồng, khổ qua cho thu hoạch, năng suất đạt 2,5 tấn/công, với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, gia đình anh thu được hơn 15 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 12 triệu đồng/công, cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Theo anh Sáu Nhỏ, trồng khổ qua theo phương pháp an toàn, năng suất luôn cao hơn so với cách làm truyền thống và trồng được quanh năm. Trong quá trình trồng sử dụng phân vi sinh thời gian cách ly ngắn, bón phân cân đối, giảm được chi phí trong sản xuất, ít bị sâu bệnh.
Ngoài ra, với phương pháp này, chỉ được sử dụng thuốc khi thật cần thiết, chủ yếu là các loại thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, do không có dư lượng thuốc trừ sâu trong rau màu.
Mô hình trồng khổ qua theo hướng an toàn của gia đình anh Sáu Nhỏ bước đầu thành công, đã thu hút sự quan tâm của nhiều bà con đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Related news
Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.
Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa thử nghiệm mô hình nuôi gà sinh sản bằng phương pháp an toàn sinh học với 5.700 con gà mía bố mẹ tại 16 hộ dân ở hai xã Tiến Dũng và Cảnh Thụy.
Sáng 9/4, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì buổi công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang. Việc công bố nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ tổ yến được khai thác từ yến đảo thiên nhiên và yến nuôi trong nhà tại thành phố Nha Trang, đồng thời bảo vệ thương hiệu yến sào của tỉnh Khánh Hòa, tránh hiện tượng làm giả nguồn gốc xuất xứ.
Tham gia mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, nông dân liên kết với các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hình thức chăn nuôi quy mô nông hộ theo hướng VietGAP (chăn nuôi an toàn sinh học) dù còn mới nhưng hiệu quả cao.