Thái Bình Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn
Ngày 19/4, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thụy Hải đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á. Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 2/2013 trên diện tích 6,2 ha, tổng vốn đầu tư ban đầu 126 tỷ đồng.
Với dây chuyền, máy móc được đầu tư hiện đại, đến nay nhà máy đã lắp đặt đồng bộ 4 dây chuyền thiết bị của Na Uy theo tiêu chuẩn châu Âu, tổng công suất chế biến 450 tấn cá tạp/ngày, 12.000 tấn/tháng. Ngoài ra, Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải công suất 350 m3/ngày, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn VN 11 - 2008 loại A.
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy có khả năng thu mua ổn định khoảng 60 - 70% lượng cá tạp đánh bắt của ngư dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh ven biển miền Bắc, miền Trung, góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân, hạn chế nhập khẩu bột cá từ nước ngoài.
Related news
Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.
Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).
Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.
Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.
Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.