Hội Thảo Tôm Càng Xanh Toàn Đực

Hội thảo do Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức ngày 25/4 vừa qua.
Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình của tỉnh Cà Mau tham dự.
Tại đây, nhiều nông dân được Trung tâm Giống thủy sản An Giang giới thiệu về quy trình sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực, các mô hình nuôi hiệu quả tại An Giang và Đồng Tháp. Theo các chuyên gia và kỹ sư của tỉnh An Giang, môi trường nuôi tại Cà Mau rất thuận lợi, đặc biệt là độ mặn từ 5 - 10‰ sẽ cho tôm phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao.
Đồng thời khuyến cáo, mật độ nuôi thích hợp trên địa bàn Cà Mau đối với vuông tôm quảng canh truyền thống là 1 - 2 con/m2, nuôi bán thâm canh là 4 - 5 con/m2, thời gian nuôi 5 - 6 tháng, lợi nhuận trung bình 100 - 130 triệu đồng/ha/năm. Được biết, Trung tâm Giống Nông nghiệp Cà Mau sẽ là đơn vị cung ứng giống tôm càng xanh toàn đực để bà con kịp thả nuôi vụ tôm năm 2014.
Related news

Những năm gần đây, công dụng của xạ đen được biết đến nhiều như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, viêm gan B, các bệnh về gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng - chống bệnh tật và ngăn ngừa ung thư

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, từ cuối tháng 8 đến nay, toàn tỉnh không phát hiện thêm diện tích sắn bị bệnh rệp sáp bột hồng (RSBH) lây lan, gây hại.

Nhằm đưa các giống mì mới có năng suất cao vào thay thế các giống mì cũ để tăng thu nhập cho người dân, năm 2015, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng mì giống mới KM140 và KM419 tại 2 xã Lơ Ku và Đak Smar.

Trạm Khuyến nông Châu Phú (An Giang) phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện và Công ty Chang Woo Jin (Hàn Quốc) đang vận động nông dân trồng khoai lang Nhật.

Với cây ngô vụ đông, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau đây: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá, bệnh lùn sọc đen...