Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến

Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến
Publish date: Sunday. February 2nd, 2014

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

Tuy nhiên, từ giống cà chua thường cho đến giống cà chua ghép được đặt mua tận Đà Lạt khi xuống giống cũng đều xảy ra tình trạng héo rũ và chết hàng loạt. Không bỏ cuộc, ông Rân quyết tâm tự ghép ra giống cà chua mới, vừa thích nghi được với khí hậu của Quảng Ngãi, vừa cho năng suất cao.

Từ mất trắng 2.000 cây giống

Năm 2007, ông Rân hăm hở đặt mua 2.000 cây cà chua ghép gốc cà chua dại Đà Lạt với ấp ủ sẽ dùng loại cây này để phát triển kinh tế gia đình. Tại thời điểm đó, tính luôn chi phí vận chuyển về Quảng Ngãi, giá mỗi cây cà chua ghép lên đến 2.000 đồng. Những tưởng khi gắn bó với loại cà chua ghép này, ông sẽ không phải đối mặt với tình trạng cây bỗng dưng mắc bệnh héo xanh rồi chết hàng loạt như giống cà chua thường.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết tại Quảng Ngãi không thích hợp cho loại cây giống được trồng ở xứ lạnh nên 2.000 cây cà chua ghép mà ông Rân mua về cũng đều chết sạch.

Không cam tâm khi giống mất trắng, ông Rân bỗng nảy ra ý định tự ghép giống cà chua mới, để ngay từ đầu, cây giống có thể thích nghi được với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Nghĩ là làm, hơn 60 gốc ghép của những cây thuộc họ cà đã được ông Rân tìm tòi, mang về ghép thử.

Cả ngày loay hoay ngoài vườn với khay đất, chậu cây… ông Rân ươm trồng rồi lại nhổ bỏ hàng loạt. Bởi có nhiều gốc cây khi ghép thử với cà chua, mặc dù cây sinh trưởng rất tốt, nhưng lúc thu hoạch lại chỉ đậu một quả. Suốt 6 tháng trời mày mò với bao tâm huyết và mong đợi, cuối cùng, ông Rân cũng mãn nguyện khi chậu cà chua ghép với gốc cà dại hoa trắng vươn lên xanh tốt và cho quả sum suê.

Đến giống cà chua ghép trên gốc cà dại

Sau khi ghép thành công, ông Rân trồng thử 100 cây ngay tại vườn nhà. Cây cà chua ghép của ông Rân sử dụng rễ của cây cà dại hoa trắng, cây khỏe, sinh trưởng tốt, chịu được úng ngập. Bắt đầu trồng từ tháng 10, đến tháng 2 năm sau, ông Rân thu hoạch tổng cộng 75kg cà chua/100 cây.

Tiếng lành đồn xa, hay tin có người ghép được giống cà chua vừa cho năng suất cao lại không mắc chứng héo xanh rồi chết đột ngột, người dân các địa phương tìm đến nhà ông Đồng Rân để mua cây giống. Đặt mua 500 cây cà chua ghép từ ông Rân, ông Trần Hồng Sơn ở thôn Diên Lộc, xã Bình Tân (Bình Sơn) mang về trồng trên một sào đất và giờ đã sắp đến kỳ thu hoạch. “Mọi khi, cây cà chua thường hay chết yểu khiến gia đình tôi thất thu.

Nhưng giờ, cây cà chua này chẳng những sống được mà còn xanh tốt, khỏe mạnh và ra quả nhiều lắm. Lại vừa kịp bán Tết!” - ông Sơn vui mừng chia sẻ.

Mô hình trồng cà chua ghép với cà dại hoa trắng là tín hiệu vui đối với bà con nông dân, khi mà giống cây ghép này có thể giúp người dân tránh khỏi tình trạng cà chua chết hàng loạt do bệnh héo xanh...

Nhạy bén, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người nông dân từng thành công với mô hình trồng hoa ly ly ngay giữa mùa hè tâm sự: “Bắt hoa ly ly nở giữa mùa hè, hay ghép để cà chua không chết…đúng là khó đối với một người nông dân không được học qua trường lớp như tôi. Nhưng tôi nghĩ, chỉ cần tìm hiểu, đam mê về cây trồng và kiên nhẫn, thì sẽ làm được.”


Related news

Nuôi Sò Huyết Xen Canh Khẳng Định Hiệu Quả Nuôi Sò Huyết Xen Canh Khẳng Định Hiệu Quả

Thời gian qua, người dân Đầm Dơi (Cà Mau) khốn đốn mỗi khi tôm nuôi bị dịch bệnh. Nhưng nay họ đã tìm được mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, đó là mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh với cua, tôm. Nhiều hộ nông dân ở xã Quách Phẩm khá lên từ mô hình này.

Saturday. September 21st, 2013
Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Gặp Khó Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Gặp Khó

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn gặp một số khó khăn.

Saturday. September 21st, 2013
Dịch Bệnh Ở Nhuyễn Thể Nuôi Tại Việt Nam Năm 2013 Dịch Bệnh Ở Nhuyễn Thể Nuôi Tại Việt Nam Năm 2013

Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (gồm Nghêu/ngao, Tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị nhiễm bệnh, lây lan và phát triển thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và một số tỉnh nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm tại ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Dịch bệnh đã tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2013.

Monday. September 23rd, 2013
Rộng Đường Xuất Khẩu Cá Cảnh Rộng Đường Xuất Khẩu Cá Cảnh

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng

Monday. September 23rd, 2013
Ý Kiến Trái Chiều Về Thương Nhân Trung Quốc Mua Tôm Ý Kiến Trái Chiều Về Thương Nhân Trung Quốc Mua Tôm

Đại diện cơ quan quản lý và một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước cho rằng thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm (tôm tươi chưa qua chế biến) tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi tôm thì lại không cho là như vậy.

Tuesday. September 24th, 2013