Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Cho Sản Xuất Lúa Hàng Hóa

Triển Vọng Cho Sản Xuất Lúa Hàng Hóa
Publish date: Wednesday. June 4th, 2014

Sau 3 năm triển khai Chương trình sản xuất lúa hàng hóa, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất quy mô lớn.

Điều đáng nói là, sau 3 năm triển khai Chương trình, một số giống lúa chất lượng cao đã được khẳng định, trở thành giống cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Khẳng định năng suất, chất lượng

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ nhiệm HTX Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ cho biết, HTX có 600ha đất tự nhiên, trong đó có 340ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cấy lúa. Qua 2 vụ đưa giống Nếp vàng 1 vào gieo cấy, năng suất và chất lượng lúa cao hơn hẳn, đạt gần 60 tạ/ha.

Vì vậy, vụ xuân 2014, HTX đã đưa vào sản xuất 100ha giống lúa này. Theo ông Khoa, giống lúa Nếp vàng 1 có thời gian sinh trưởng ngắn, do vậy tránh được các hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn chế sâu bệnh. Đặc biệt, người dân rất phấn khởi khi vụ xuân 2014, HTX đưa 10ha vào cấy thử mạ khay máy cấy, kết quả lúa phát triển tốt, kháng được bệnh đạo ôn, dự kiến năng suất đạt 61 tạ/ha.

Không chỉ HTX Phụng Thượng, tại các huyện Phúc Thọ, Tại các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Thường Tín, Mỹ Đức, đại diện các HTX đều khẳng định, các giống lúa đưa vào chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã cho năng suất và chất lượng ổn định, có giá bán trên thị trường cao, được người tiêu dùng lựa chọn.

Theo đó, ngoài việc đề nghị TP tiếp tục cho triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa, các địa phương cũng đề nghị TP tăng mức hỗ trợ giống cho người dân tham gia chương trình lên 100% (TP đang thực hiện hỗ trợ 50%).

Tiếp tục mở rộng diện tích

Theo bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, vụ xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được 30 điểm mô hình, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 30 xã của 11 huyện ngoại thành với quy mô 2.980ha, với tổng số 19.148 hộ nông dân tham gia sản xuất.

Các giống lúa được đưa vào gồm 6 giống lúa: Bắc thơm số 7, T10, Nàng xuân, Hương thơm số 1, Nếp vàng 1 và Nếp BM9603. Để giúp các địa phương thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, Trung tâm đã tổ chức 30 lớp tập huấn tại 30 xã của 11 huyện ngoại thành về cơ chế chính sách, định mức hỗ trợ và phổ biến kỹ thuật quản lý, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao như kỹ thuật ngâm ủ, chăm sóc mạ, kỹ thuật cấy và chăm sóc sau khi cấy…

Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng 195 tấn thóc giống các loại, đảm bảo đúng thời gian, chất lượng theo quy định. Đến nay, các diện tích gieo cấy đều phát triển tốt, dự kiến, năng suất bình quân đạt 51 - 54 tạ/ha. Sản lượng đạt 15.794 - 16.390 tấn.

Với giá bán trung bình 10 triệu đồng/tấn, dự kiến giá trị sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao vụ xuân đạt hơn 156 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế đạt 64 tỷ đồng, tăng hơn so với sản xuất lúa thường (Khang dân) là 35,5 tỷ đồng.

Để Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tiếp tục phát triển, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã xây dựng kế hoạch sản xuất cho vụ mùa 2014. Theo đó, Trung tâm đã xây dựng 25 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 11 huyện ngoại thành Hà Nội, quy mô 2.705ha với 9 giống lúa.

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này, ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị Trung tâm phối hợp chặt chẽ với phòng kinh tế của các huyện để triển khai, giám sát thực hiện. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, nông dân hiểu được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của chương trình, từ đó xây dựng nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội.

Đối với ý kiến của các địa phương về việc tăng mức hỗ trợ cho nông dân trong chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu và báo cáo UBND TP.

Các giống lúa được đưa vào chương trình đều sinh trưởng, phát triển tốt nên đề nghị, ngành nông nghiệp TP tiếp tục cho triển khai gieo cấy các giống lúa này.Bà Hoàng Thị Tuyết Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ.


Related news

Giá Bò Giống Tăng Và Nguồn Thức Ăn Của Bò Ít Dần Giá Bò Giống Tăng Và Nguồn Thức Ăn Của Bò Ít Dần

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.

Monday. August 18th, 2014
Hỗ Trợ Đồng Bào Khmer Thoát Nghèo Hỗ Trợ Đồng Bào Khmer Thoát Nghèo

Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.

Monday. August 18th, 2014
Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

Monday. August 18th, 2014
Phá Thế Độc Canh Nhờ Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Phá Thế Độc Canh Nhờ Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Monday. August 18th, 2014
Duy Xuyên Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Đồi Duy Xuyên Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Đồi

Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.

Monday. August 18th, 2014