Trồng Bắp Lai Cho Hiệu Quả Gấp Hai Lần So Với Lúa

Ngày 22.10, tại xã Ân Phong (Hoài Ân), Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp lai giống mới PAC 999 do Công ty Advanta Việt Nam chuyển giao.
Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.
Năng suất bắp thực thu của mô hình đạt 71,11 tạ/ha, nếu thời tiết thuận lợi, đầu tư chăm sóc tốt năng suất có thể đạt trên 80 tạ/ha. Với giá bắp hiện nay 6.000 đồng/kg, nông dân có thu nhập trên 42 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với sản xuất lúa DV 108.
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, cho biết: Giống bắp PAC 999 đã được sản xuất trên chân đất chuyển đổi tại nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó có xã Ân Phong và đã chứng minh được hiệu quả kinh tế vượt trội so với sản xuất lúa trên cùng một diện tích. Sở NN-PTNT sẽ xem xét đưa giống bắp này vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh để sản xuất đại trà trên chân đất chuyển đổi, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, tăng thu nhập cho nông dân.
Related news

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.

Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.