Triệu Phú Nuôi Lợn, Trồng Hoa Tết

Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết.
So với nhiều người làm trang trại ở thôn Quảng Mản, xã Bình Khê (Đông Triều), diện tích trang trại hơn 1ha của anh Diện vào loại trung bình, nhưng anh đã biết chọn hướng đi đúng, cộng với sự cần cù, chịu khó và nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, trang trại của anh đã cho thu nhập khá bền vững.
Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, anh Diện chậm rãi kể: Năm 1996, khi mới bắt đầu lập nghiệp, lúc đó phong trào chuyển các ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng vải được người dân trong xã đua nhau phát triển, nhà nào ít cũng có vài chục đến vài trăm cây.
Nhưng khi cây vải hết thời, anh đã nhanh chóng chuyển đổi sang nghề trồng hoa cúc, hoa dơn và các hoa màu khác, nhưng thu nhập từ hoa màu cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống đạm bạc của gia đình anh.
Vào năm 2007, anh theo một số người bạn trong thôn lên Bắc Giang để học nghề trồng đào, quất phục vụ người dân chơi tết, đồng thời học thêm nghề chăn nuôi lợn để tăng thu nhập và lấy phân bón cho đào và quất.
Sau đó, anh mang kiến thức đã học được cùng mấy trăm gốc đào, quất về quê trồng thử. Nhưng do tay nghề và kinh nghiệm chưa nhiều nên cây còi cọc, chậm lớn; lợn thì thường xuyên bị bệnh và chết quá nửa.
Anh mày mò tìm hiểu, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, từng bước khắc phục những nguyên nhân gây thất bại, kiên trì hướng đã chọn là “nuôi lợn và trồng hoa tết”. Phải mất 2 năm sau đó, trang trại của anh bắt đầu cho thu nhập ổn định.
Đến nay, trang trại của anh Diện đang nuôi 60 con lợn nái siêu nạc. Toàn bộ số lợn con, anh đưa vào nuôi thương phẩm. Chỉ tính riêng năm 2012 trang trại đã xuất chuồng 40 tấn thịt thương phẩm.
Với giá bán tại chuồng cho các thương lái là 45.000 đồng/kg, cùng với 1.000 gốc quất và 300 gốc đào phai, trang trại của anh đã cho doanh thu 1,7 tỷ đồng. Trừ hết chi phí, gia đình anh còn thu lãi trên 600 triệu đồng. Anh Diện trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Quảng Ninh.
Bạn đọc quan tâm, muốn được chia sẻ kinh nghiệm, có thể liên hệ: Nguyễn Minh Diện. ĐT: 0985.896.125
Related news

Ngay sau khi hoàn thành thu hoạch lúa xuân, bà con nông dân Can Lộc đã bắt tay ngay vào sản xuất vụ hè thu.

Hứng chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, ở một số địa phương trong tỉnh, bà con nông dân ngậm ngùi khép lại một vụ mùa gieo lúa, gặt rơm...

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thương hiệu cho gạo xuất khẩu đang là câu chuyện nóng. Trong bối cảnh đó, sản xuất theo cánh đồng lớn được xem là “điểm tựa” quan trọng để triển khai hai vấn đề trên. Gần 5 năm nhìn lại, mô hình này không thiếu điểm sáng nhưng cũng đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức. Cần một sự phối hợp nhịp nhàng để mô hình tiếp tục nâng cao lợi nhuận ổn định cho nông dân trồng lúa ĐBSCL.

Xã Xuân Hòa (Xuân Trường) có sông Sò chảy qua, đây là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn từ biển nên có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

Phát triển nông nghiệp cận đô thị là 1 trong 4 chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích theo nội dung Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Tỉnh ủy. Đến nay, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích này còn rất nhiều khó khăn phải khắc phục.