Ớt liên tục tăng giá

Cụ thể hai loại ớt sừng trâu vàng và ớt chỉ thiên giá dao động từ 20.000 - 22.000đ/kg, nay tăng lên 30.000 - 33.000đ/kg, nhưng vẫn hút hàng. Với năng suất ớt trung bình đạt khoảng 16 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lợi nhuận từ 200 - 250 triệu đồng/ha.
Bà Phạm Thị Cúc, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh cho biết, vừa mới thu hoạch dứt điểm 2 công ớt với giá bán như hiện nay, có thể lãi hơn 25 triệu đồng/công, lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Diện tích trồng ớt ở Đồng Tháp chủ yếu tập trung ở các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh, sau khi thu hoạch thương lái sẽ thu mua XK chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.
Related news

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.