Đơn giản thủ tục hành chính lâm nghiệp
* Tiết kiệm trên 100 tỷ đồng
Theo thống kê, hiện nay có 154 TTHC trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT.
Trong đó có 43 TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương, 62 TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan cấp tỉnh, 30 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp huyện, 11 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp xã, 08 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị khác.
Theo phương án mới được Bộ NN-PTNT phê duyệt, trong tổng số 154 TTHC thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp đã đưa 138 TTHC vào rà soát. Trong đó sẽ thực hiện lộ trình bãi bỏ 16 TTHC.
Thay thế 5 TTHC về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp và 16 TTHC về cấp giấy phép CITES, quản lý động vật, thực vật hoang dã có cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, cơ quan thực hiện cơ bản giống nhau.
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ của 8 TTHC về khai thác lâm sản và chuyển mục đích sử dụng rừng, 6 TTHC về cấp giấy phép CITES, quản lý động vật, thực vật hoang dã, 10 TTHC về giao rừng, cho thuê rừng và xác nhận nguồn gốc lâm sản, 3 TTHC về chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ trồng rừng SX, trồng rừng thay thế và 1 TTHC về quản lý rừng đặc dụng.
Theo tính toán, tổng chi phí tiết kiệm sau khi thực hiện đơn giản hóa là khoảng trên 100 tỷ đồng/năm, trong đó 99,6 tỷ đồng từ chi phí tuân thủ và hơn 2,6 tỷ đồng do giảm thời gian giải quyết TTHC.
Đồng thời, cũng sẽ giảm 133.200 giờ/năm thời gian thực hiện TTHC của người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện việc này, Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt lộ trình sửa đổi bổ sung 13 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong năm 2015 và 2016.
Tổng cục Lâm nghiệp cũng phấn đấu mục tiêu cải tiến quy trình, thủ tục cấp giấy phép cho người dân, doanh nghiệp để giảm 50% thời gian thực hiện, cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với các nhóm TTHC thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Tuy việc đơn giản hóa TTHC đã được phê duyệt phương án nhưng do phụ thuộc vào việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, ngành khác nhau nên cần có thời gian và lộ trình thích hợp.
Cùng với việc đơn giản hóa TTHC, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện cơ chế hải quan một cửa đối với Thủ tục cấp phép CITES từ 11h30, ngày 15/11/2015, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Related news
Hiện nay giá sò huyết thương phẩm trên thị trường đang ở mức cao, nhiều hộ dân nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau hết sức phấn khởi.
Thuốc thú y, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản là những loại vật tư quan trọng quyết định hiệu quả của vụ nuôi thủy sản.
Để tận dụng thế mạnh, phát triển ổn định bền vững ngành thuỷ sản, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại hai khu vực: Đảo Hoi với diện tích 200ha và Bản Sen 1.000ha, đây là hai khu vực nuôi nhuyễn thể lớn nhất của huyện.
Thu hoạch tỉa, tiến đến thu hoạch thủy sản đại trà đang được người dân triển khai nhằm tránh thiệt hại do bão, lũ.
Hiện nay, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thu hoạch được 513 ha tôm với sản lượng thu hoạch gần 2.000 tấn tôm thương phẩm