Xây dựng NTM phải tâm huyết, sáng tạo, khát vọng và quyết tâm cao
Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự: Để về đích huyện NTM vào năm 2018, Can Lộc cần nỗ lực quyết tâm cao hơn nữa. Xác định NTM là trọng tâm, lâu dài
Năm 2015, Can Lộc tập trung chỉ đạo các xã và các phòng ban, đơn vị vào cuộc, phấn đấu đến 31/12/2015 không còn xã dưới 10 tiêu chí và trở thành huyện NTM vào năm 2018.
Thời gian qua, huyện tập trung cao độ chỉ đạo 3 xã (Thường Nga, Quang Lộc, Tiến Lộc) phấn đấu đạt chuẩn năm 2015.
Đến nay, 3 địa phương này đã nỗ lực hoàn thành từ 10-15 tiêu chí.
Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự kiểm tra mô hình chăn nuôi tập trung ở xã Quang Lộc và nói chuyện với các chủ mô hình sản xuất kinh doanh... .
.. đoàn đến tham quan khu chăn nuôi, NTTS tập trung khu vực Đồng Vựng, xã Tiến Lộc
Cùng với sự nỗ lực của các địa phương, huyện đã ban hành các chính sách đột phá về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM như: hỗ trợ 4 tỷ đồng cho các xã phấn đấu đạt chuẩn 2015; hỗ trợ các tiêu chí về hạ tầng theo nhóm (50 triệu/nhà văn hóa, 60 triệu/km kênh mương); hỗ trợ xi măng..
Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã làm được 38 km đường GTNT, 11 km kênh mương.
Bí thư Đảng ủy xã Tiến Lộc Nguyễn Hồng Thanh: Tiến Lộc đang gặp khó khăn khi thực hiện xây dựng vườn mẫu do diện tích vườn hộ không đạt 2.000m2 theo quy định Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh.
Bí thư Đảng ủy xã Yên Lộc Trần Văn Sơn: Yên Lộc là xã khó khăn, hiện mới đạt 7 tiêu chí. Để hoàn thành các tiêu chí hạ tầng đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi địa phương rất khó khăn.
Thực hiện điều chỉnh Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất gắn với sản phẩm chủ lực và liên kết vùng trong sản xuất, Can Lộc tập trung chỉ đạo 22/22 xã xây dựng kế hoạch và thời gian tổ chức thực hiện đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp. 8 tháng đầu năm, toàn huyện thành lập mới 96 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng, 71 THT, 16 HTX, 5 DN.
Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp Nguyễn Nghĩa: Việc phát triển mô hình chăn nuôi còn gặp khó khăn do thiếu con giống.
Bên cạnh những kết quả đạt được, địa phương vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Mộtt số địa phương chưa tập trung cao cho xây dựng NTM; các mô hình phát triển sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất thành lập mới còn ít, quy mô nhỏ; đối với 3 xã đăng ký đạt chuẩn 2015, bên cạnh các tiêu chí cần nguồn lực lớn như hạ tầng, thì các tiêu chí cần nguồn lực ít như vườn mẫu, môi trường vẫn triển khai chậm...
Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn đề nghị Can Lộc tập trung làm rõ mô hình trên đất lúa và phải có liên kết
Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn: Can Lộc cần phát huy tiềm năng lợi thế trong sản xuất lúa chất lượng cao và “truyền thống” cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Can Lộc đã xây dựng được mô hình trên các lĩnh vực, song quy mô, số lượng còn nhỏ lẻ; đặc biệt, huyện còn 9 xã dưới 8 tiêu chí.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, Can Lộc là địa phương có truyền thống văn hóa, lịch sử, nền nông nghiệp vững chắc. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi trong xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Sau đại thành công đại hội Đảng các cấp, cấp ủy, chính quyền cần khẩn trương đưa nghị quyết vào cuộc sống.
“Để về đích huyện NTM vào năm 2018, Can Lộc cần nỗ lực quyết tâm cao hơn nữa. Xác định NTM là trọng tâm, lâu dài, vì vậy, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, dành tất cả cho NTM. Làm NTM phải tâm huyết, sáng tạo, khát vọng và quyết tâm cao” – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu Can Lộc nghiêm túc thực hiện các đề án, kế hoạch về phát triển KTXH của tỉnh; tập trung chỉ đạo 3 xã hoàn thành NTM, 9 xã trên 8 tiêu chí trong năm 2015; tổ chức lại sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Related news
Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.
Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.
Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.
Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.
Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.