Bước đột phá của ngành nuôi trồng thủy sản Việt
Tại Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu, một doanh nghiệp đã cho ra đời sản phẩm rong nho với công nghệ và chất lượng được đánh giá đi đầu trên toàn thế giới.
Rong nho - Món quà tri ân từ biển
Ẩm thực mỗi khu vực, quốc gia đều có nét đặc trưng riêng. Ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản được nhiều đầu bếp danh tiếng trên thế giới đánh giá cao với điểm chung là sự cân bằng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tại Nhật Bản, sự tinh túy và tươi ngon của các món ăn luôn được đầu bếp đặt lên hàng đầu đã giúp ẩm thực quốc gia này lan rộng toàn cầu.
Rong nho là một thực phẩm bổ dưỡng đã có mặt trên bàn ăn của gia đình rất nhiều quốc gia trên thế giới. Rong nho được mệnh danh là “trứng cá hồi xanh” (green caviar - thực phẩm cao cấp nổi tiếng vì sự xa xỉ) vì hình dáng cũng như do chứa nhiều khoáng chất vi lượng thiết yếu của cơ thể bao gồm iốt, sắt, kẽm, đồng, mangan, coban…
Do đó, rong nho từ lâu đã là thực phẩm không thể thiếu cấu thành khẩu phần ăn tiêu chuẩn của người Nhật Bản. Theo nghiên cứu của GS. Matanjun (Ấn Độ) cùng các cộng sự, ngoài các vitamin, axit amin thiết yếu và nhiều nguyên tố đa lượng có trong rong nho, các vi chất cũng giúp giảm rủi ro mắc các bệnh như cao huyết áp, giảm béo, tiểu đường, bướu cổ, giảm hàm lượng cholesterol. Chính vì vậy, rong nho còn là sản phẩm rất tốt dành cho người theo chế độ ăn kiêng khoa học nhằm tránh thiếu chất, mệt mỏi… Rong nho được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: gỏi rong nho, nước ép rong nho… nhưng, đơn giản và phổ biến hơn cả, rong nho được dùng như một loại rau sống trong bữa ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, do loài thực vật biển này có tính hấp thu và đào thải cao, rong nho chỉ phù hợp với một số vùng biển đặc trưng tại châu Á có độ mặn cao như Okinawa (Nhật Bản), Manila (Philipines)... Tại Việt Nam, vùng biển Khánh Hòa được các nhà khảo sát của Nhật bản đánh giá hội tụ đủ các điều kiện của đất và nước, của ánh sáng mặt trời, độ cao của đất, độ mặn của biển… để cho ra đời những sợi rong nho tươi xanh, không cặn bẩn, không có mùi tanh. Dù vậy, việc nuôi trồng rong nho vẫn gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là về công nghệ xử lý và chế biến sản phẩm.
Một khó khăn khác khiến người Việt Nam hiện vẫn khó tìm nguồn cung là do rong nho rất khó bảo quản và vận chuyển đường dài. Điều này khiến các mặt hàng rong nho nhập khẩu khan hiếm và giá thành sản phẩm cũng ở mức rất cao.
ViJa - sản phẩm rong nho tiên phong trên thị trường
Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành công trong nhân giống và nuôi trồng thương phẩm rong nho biển. Sản phẩm rong nho tách nước ViJa của CTCP Đại Dương VN được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là “bước cách mạng” của nền công nghệ chế biến thủy sản.
Trong hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã cho ra mắt dòng sản phẩm rong nho biển được nuôi trồng tại vùng biển Hòn Khói (một trong ba hòn chính thuộc vịnh Vân Phong, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).
Chia sẻ về quá trình nuôi trồng và tạo nên đứa con tinh thần ViJa, ông Lê Nhứt, Tổng Giám đốc CTCP Đại Dương VN tâm đắc nhất với đột phá trong quá trình tạo ra phương pháp bảo quản và đóng gói rong nho để vận chuyển. Ông cho biết: “Tôi được biết người Nhật vẫn vận chuyển rong nho theo phương pháp bảo quản trong dung dịch nước muối, nghĩa là cứ 10 kg rong nho thành phẩm được chứa trong 20 kg dung dịch, rất bất tiện trong vận chuyển và thời gian bảo quản chỉ 3 tháng. Tôi suy nghĩ và trăn trở cách làm sao cho khoa học và hiệu quả hơn. Nhiều người cười tôi và khuyên bỏ ý định đó đi, họ cho rằng người Nhật làm không được thì sao người Việt có thể làm được. Thế nhưng tôi vẫn giữ khăng khăng trong đầu một niềm tin đến kỳ lạ. Rồi sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, tôi thành công với quy trình chuẩn của phương pháp tách nước cho rong nho mà không dùng đến bất kỳ loại hóa chất nào, trừ muối. Những sản phẩm rong nho được tách nước và đóng gói giảm được 60% khối lượng và bảo quản được 6 tháng trong nhiệt độ bình thường và 12 tháng trong ngăn mát. Có nghĩa rằng quy trình công nghệ tách nước rong nho của tôi giảm đến hơn 80% khối lượng, tăng gấp nhiều lần thời gian bảo quản, giảm đáng kể chi phí vận chuyển so với cách bảo quản và đóng gói mà người Nhật đang làm”.
Với phương pháp tách nước “không sử dụng một loại hóa chất nào, trừ muối”, sợi rong nho vẫn giữ được độ tươi xanh, không bị vỡ bể, chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng trong rong nho không bị suy giảm trong quá trình ngâm nước.
Ông cho rằng đó chính là tinh thần Việt: Cần cù và không ngại khó. Tự hào là vậy, nhưng ông vẫn muốn cám ơn người Nhật vì đã dẫn dắt ông đến với rong nho, chính vậy mà ông đặt tên đứa con tinh thần mình ghép từ tên của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản (Japan) = ViJa.
Related news
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.
Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.
Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.
Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.
Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).