Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm
Hiệu quả bước đầu:
Xã Vô Điếm có tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Toàn xã có trên 4.700 ha đất lâm nghiệp, chủ yếu trồng các loại cây lấy gỗ như keo, bồ đề, mỡ... Thực tế cho thấy, bà con nông dân trồng rừng lấy gỗ đầu ra cũng ổn định, khả quan. Nhưng để rừng cho thu hoạch, nhanh cũng phải từ 5 - 7 năm trồng, chăm sóc, lâu hơn thì từ 10 – 12 năm mới được lấy gỗ. Năm 2013, gia đình bác Mai Thanh Trọng, thôn Me Thượng là hộ đầu tiên mạnh dạn mua cây sơn ở Phú Thọ về trồng với diện tích 0,8 ha (trồng được 600 cây). Trao đổi với phóng viên, bác Trọng cho biết: “Trồng cây sơn không khó, hầu như đất đồi không ngập nước là trồng được, thời vụ tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 10. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, nếu bón đạm quá mức có thể cây lên xanh tốt nhưng chích không có mủ. Gia đình tôi trồng được hơn 2 năm thì bắt đầu thu hoạch nhựa, vừa qua gia đình tôi lấy được 80 kg nhựa, bán được gần 15 triệu đồng”.
Qua 2 năm, từ một hộ trồng đến nay đã nhân rộng ra 8 hộ khác cùng thu mua giống về trồng, chuyển đổi 2- 3 ha diện tích rừng tạp sang trồng sơn, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định và mở ra một hướng đi mới, triển vọng cho bà con xã Vô Điếm. Được biết, nếu thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, cây sơn có thể cho thu hoạch cả năm, nhưng tập trung vào mùa Thu. Năm đầu khi cây chưa khép tán, có thể trồng xen cây sắn, đỗ... rồi làm cỏ, bón phân sau 2-3 năm có thể khai thác. Thời gian chích nhựa tốt nhất từ 3 giờ sáng đến 8 giờ sáng. Do có độ gắn kết cao, nhựa sơn trở thành chất keo chủ đạo trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, pha chế sơn công nghiệp. Tùy theo loại đất, mà khoảng cách trồng cây cũng khác nhau, dao động 1-2 mét.
Trăn trở đầu ra cho sản phẩm:
Ông Mai Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vô Điếm cho biết: “Trồng cây sơn ở Me Thượng tuy mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu khá ổn định cho người dân, giúp bà con có thêm thu nhập. Nhưng mô hình trồng cây sơn ở đây vẫn mang tính tự phát, chưa có chủ trương của Nhà nước. Sản lượng nhựa sơn thu hoạch của bà con khá cao, nhưng đầu ra cho sản phẩm nhựa sơn ở đây chưa có. Người dân phải mất thêm phí đi lại mang về tận Phú Thọ bán, huyện chưa có cơ chế thu mua. Thời gian tới, xã sẽ có những đề xuất lên cấp trên, cơ chế giúp bà con tiếp tục nhân rộng diện tích trồng sơn, tìm đầu ra cho sản phẩm”.
Nhựa sơn có thể bán với giá giao động từ 200 – 250 nghìn đồng/kg. Thu hoạch xong có thể bán ngay, nhưng với bà con nơi đây vẫn phải bảo quản kín rồi mới vận chuyến xuống các tỉnh miền xuôi để bán, nên công sức đi lại rất mất thời gian, phí vận chuyển cao. Nếu có một cơ chế hỗ trợ của chính quyền, thì cây sơn với thời gian trồng và cho thu hoạch ngắn, dễ trở thành cây trồng cho thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu cho bà con trong xã.
Có thể thấy, từ hiệu quả ban đầu, cây sơn đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nhân dân thôn Me Thượng, xã Vô Điếm. Tuy nhiên, để hướng đi mới ấy đạt hiệu quả cao nhất, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cấp chính quyền nơi đây để nhân rộng diện tích trồng sơn và điều quan trọng là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Related news
Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.
Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.
Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.
Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.
Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.