Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ
Publish date: Saturday. June 15th, 2013

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi có mặt tại nhà của anh Trần Xuân Phong đó là hàng ngàn thùng nuôi ong đặt khắp vườn. Với cơ ngơi của anh hiện tại chắc ít ai có thể hình dung anh mới chỉ 31 tuổi. Anh chia sẻ: nuôi ong cũng khó khăn và vất vả lắm. Trong quá trình nuôi phải nắm bắt rõ đặc tính đi lại, ăn uống, quy luật trưởng thành cũng như các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong như thối ấu trùng, ỉa chảy, bệnh chí (ký sinh trùng), hội chứng ngộ độc, từ đó mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong được.

Anh Phong tâm sự: Khi còn nhỏ anh đã theo bố làm nghề nuôi ong lấy mật, nhưng do hiểu biết về kỹ thuật nuôi ong còn ít nên gia đình anh gặp nhiều thất bại. Năm 2002, anh được bố chuyển cho 150 đàn ong mật giống nội làm vốn. Thử sức với nghề nuôi ong, anh vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm và thành công cũng bắt đầu mỉm cười với gia đình anh khi những vụ thu hoạch mật ong đạt kết quả. Năm đầu tiên đàn ong của anh chỉ cho khoảng 60 lít/đàn/vụ (1lít = 1,5kg), giá lúc đó 20.000 đến 25.000 đồng/kg, trừ chi phí anh đã có lãi gần 70 triệu đồng/năm. Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, năm 2008 anh ký hợp đồng với Công ty ong Đăklắk, nhờ đó mà sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó.

Nhận thấy nuôi ong đầu tư ít, lãi nhiều, thị trường tiêu thụ lại ổn định, anh quyết tâm cải tạo và mở rộng quy mô đàn ong của mình sang nuôi ong lai, bởi ong lai có nhiều đặc tính giống ong nội nhưng lại cho mật nhiều hơn. Vừa lấy mật, vừa nhân đàn, mỗi năm thêm vài chục tổ, đến nay anh đã có trong tay hơn 1.500 đàn ong mật lai, sản lượng mật mỗi năm khoảng 48 tấn mật thu về hơn 1,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.

Anh chia sẻ kinh nghiệm, sau Tết âm lịch khi thời tiết ấm áp là phải chuẩn bị cho ong xây tổ, xây đàn đến cuối tháng 2 âm lịch thì kết thúc việc chia đàn (trước mùa thu mật 10 ngày) để có đàn ong khoẻ hút được nhiều mật. Như vậy, đến khoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 là bắt đầu thu mật. Theo anh loại hoa để ong lấy mật tốt nhất là hoa cây ăn quả, cây công nghiệp như: hoa nhãn, vải, cà phê, điều, bạc hà...

Trong đó, mật có mùi bạc hà được đánh giá tốt nhất. Nếu như mật của các loại hoa khác có giá 30.000 đến 35.000 đồng/kg thì mật bạc hà có thể lên đến 55.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mỗi vùng chỉ có một mùa hoa nở nên anh phải thường xuyên phải di chuyển đàn ong đến những vùng có nhiều hoa. Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm anh di chuyển ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều; tháng 2 lên tỉnh Gia Lai hưởng hoa cà phê, tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên.

Tháng 7 chuyển ong lên tỉnh Sơn La vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà. Cứ như thế đàn ong của anh cho mật liên tục, mỗi năm có đến 4 vụ thu hoạch mật. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này là đàn ong về tổ ngủ, có như thế ong mới không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột.

Có thể xem nuôi ong lấy mật là một nghề “một vốn bốn lời” bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể bán như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này chữa bệnh rất tốt. Trong khi đó vốn đầu tư cho việc nuôi ong không nhiều. Ngoài ra quá trình ong hút mật còn có thể giúp cho vườn cây ăn quả được thụ phấn. Do đó, hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình biết kết hợp mô hình nuôi ong với trồng trọt.

Ông Phan Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã An Khang cho biết, không chỉ làm giàu cho cho mình, anh Phong còn giúp cho bạn bè và người nông dân nơi đây cùng vươn lên làm giàu từ mô hình trên và tạo công ăn việc làm cho 8 lao động làm việc theo mùa vụ với mức thu nhập mỗi người trên 2,5 triệu đồng/tháng. Học tập mô hình nuôi ong của anh Phong hiện thôn Phúc Lộc A có có hơn 20 hộ nuôi ong với mức thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/tháng.


Related news

Xuất Khẩu Mừng Và Lo Xuất Khẩu Mừng Và Lo

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Sunday. February 9th, 2014
Khánh Hòa Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 330 Triệu USD Khánh Hòa Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 330 Triệu USD

Có được kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khắc phục kịp thời tình trạng thiếu nguyên liệu. Năm 2013, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh đạt xấp xỉ 98.000 tấn, đáp ứng được 40% nguyên liệu cho các nhà máy, còn lại các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để đủ chế biến…

Sunday. February 9th, 2014
Làng Nghề Chế Biến Cá Khô Bình Thắng Vào Xuân Làng Nghề Chế Biến Cá Khô Bình Thắng Vào Xuân

Trời vừa hửng nắng, ở Làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, không khí lao động rất khẩn trương. Các hộ dân làng nghề tất bật xử lý cá nguyên liệu để phơi kịp nắng, chuẩn bị nguồn cá khô phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2014 sắp đến.

Sunday. February 9th, 2014
Bạc Liêu Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu Bạc Liêu Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.

Sunday. February 9th, 2014
Hội Nghị Tổng Kết Xuất Khẩu Tôm Năm 2013 Hội Nghị Tổng Kết Xuất Khẩu Tôm Năm 2013

Tính đến hết tháng 11/2013, XK tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD và ước tính cả năm 2013 sẽ cán đích trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012.

Sunday. February 9th, 2014