Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nghề Nuôi Thủy Sản Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Triển Vọng Nghề Nuôi Thủy Sản Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)
Publish date: Monday. May 12th, 2014

Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.

Trồng lúa và nuôi cá một vụ đang là cách làm mang lại hiệu quả kinh tế, được nhiều hộ dân xã Bằng Lãng áp dụng

Với hệ thống kênh mương ngày càng được kiên cố hóa đã giải quyết được nhu cầu về chủ động nguồn nước và sự ưu đãi của tự nhiên về các hệ thống khe, lạch, suối... tạo đà cho nghề nuôi thủy sản ở huyện Chợ Đồn ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa.

Nhiều hộ dân xác định nuôi thủy sản là hướng phát triển kinh tế chủ đạo và chuyển từ phương thức quảng canh sang hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Đồng thời, thay đổi đối tượng nuôi, đó là giảm diện tích nuôi giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi các giống thủy sản mới cho hiệu quả kinh tế cao như: Rô phi đơn tính, cá rô đồng...hình thức chăm sóc, cho ăn cũng được chú trọng hơn; ngoài ra từ các lớp tập huấn chuyển giao khoa học của các hội, đoàn thể và qua truyền thông nên trình độ của các hộ nuôi được nâng lên, các hộ nuôi thủy sản đã tích cực áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống thủy sản có năng suất cao và chất lượng tốt, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phát triển và mở rộng sản xuất.

Nhờ đó, mà diện tích nuôi thủy sản của huyện tăng theo từng năm, như năm 2009 đạt 239ha; năm 2013 là 295ha; sản lượng một năm thu về gần 400 tấn cá, trong đó nuôi được 383 tấn, khai thác tự nhiên được 11,5 tấn.

Xã Bằng Lãng là một trong những địa phương đi đầu trong nuôi thủy sản ở huyện Chợ Đồn tập trung ở các thôn Tổng Mụ, Nà Khắt, Khuổi Tặc...hầu như gia đình nào cũng có ao rộng, ngoài việc đắp khe làm ao thì người dân ở đây còn làm ruộng một vụ, nuôi cá một vụ; cách làm này đã giúp người dân cải thiện đời sống và có thu nhập.

Với hơn 20ha diện tích mặt nước và thuận lợi về giao thông, giáp với thị trấn Bằng Lũng nên việc tiêu thu của người dân xã Bằng Lãng cũng dễ dàng hơn. Bởi vậy, phát triển nghề nuôi thủy sản được xã Bằng Lãng xác định là một trọng tâm trong phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều ruộng nhưng thiếu nhân lực nên gia đình cô Hoàng Thị Hỷ, thôn Tổng Mụ đã thực hiện nuôi cá ruộng một vụ được hơn 10 năm nay trên diện tích 2.500m2 và chủ yếu nuôi cá chép. Sau 3 tháng, ngoài việc cung cấp thực phẩm cải thiện bữa ăn hàng ngày vẫn thu về hơn 4 triệu đồng.

Hay gia đình anh Lèng Văn Thân ở thôn Khuổi Tặc đã bỏ ra mấy chục triệu để đào ao thả cá với diện tích 4.000m2 và coi đây là nguồn thu chính của gia đình, nhờ có sự đầu tư, chăm sóc, nuôi những loài cá cho năng suất, sinh trưởng phát triển nhanh nên mỗi năm thu về hơn 50 triệu đồng.

Ở huyện Chợ Đồn tuy diện tích nuôi trồng thủy sản hằng năm tăng nhưng vẫn chủ yếu mang tính tự phát, diện tích thâm canh có sự đầu tư vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu, diện tích cá ruộng vẫn còn khiêm tốn (trên dưới 20ha) khi diện tích ruộng lúa có thể chủ động nguồn nước, cải tạo thành ao thì rất lớn.

Từ thực tế, thị trường tiêu thụ các loài cá sạch, uy tín của địa phương vẫn còn lớn bởi hiện nay người dân vẫn chủ yếu sử dụng cá từ Thái Nguyên, Tuyên Quang mang sang bán, kể cả cá giống; nguồn gốc không rõ ràng, sử dụng nguồn cá giống trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh...

Để nghề nuôi thủy sản ở Chợ Đồn là hướng phát triển kinh tế bền vững, là đòn bẩy góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì cần hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương về việc định hướng, tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và phòng bệnh cho cá, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, khuyến khích các hộ tăng cường chế biến thức ăn tại chỗ nhằm hạ giá thành chi phí thức ăn, đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng, ao nuôi, hệ thống giao thông, cấp thoát nước tránh thiệt hại do mưa lũ gây ra, xây dựng thương hiệu nhằm đảm bảo nguồn cá sạch cho thị trường...


Related news

Hai Tháng Đầu Năm 2015, Bình Định Khai Thác Thủy Sản Đạt 16.060 Tấn Hai Tháng Đầu Năm 2015, Bình Định Khai Thác Thủy Sản Đạt 16.060 Tấn

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

Monday. March 2nd, 2015
Cảng Cá Hòn Rớ Thành Phố Nha Trang Mỗi Ngày Có Gần 10 Tàu Đón Tết Trên Biển Trở Về Cảng Cá Hòn Rớ Thành Phố Nha Trang Mỗi Ngày Có Gần 10 Tàu Đón Tết Trên Biển Trở Về

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Monday. March 2nd, 2015
Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Monday. March 2nd, 2015
Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm "Ôm" Gốc Lúa

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Monday. March 2nd, 2015
Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

Monday. March 2nd, 2015