Khẩn Trương Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm
Hiện nay nông dân đã cơ bản thu hoạch xong lúa hè thu, đây là thời điểm các hộ chăn nuôi vịt nhập đàn với số lượng lớn để thả vịt chạy đồng. Trong khi đó ngoài chủng vi rút gia cầm H5N1, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn xuất hiện cúm gia cầm H5N6 nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.
Từ ngày 20 – 31/8/2014, Chi cục Thú y Quảng Trị đã tiêu hủy 1.595 con vịt tại 3 đàn chăn nuôi vịt ở thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải (Gio Linh) do phát hiện dương tính với vi rút cúm A/H5N6, trong đó có 2 đàn vịt của ông Nguyễn Đức Tuấn và Nguyễn Đức Chính có triệu chứng bệnh sau khi mua vịt về 2 - 3 ngày đầu với biểu hiện chết rải rác, 7 ngày sau tỷ lệ chết nhiều và nhanh hơn.
Đàn còn lại của ông Nguyễn Đức Lãnh thì vẫn ăn bình thường, chưa có triệu chứng biểu hiện bệnh và đã được tiêm phòng vắc xin cúm H5N1 vào ngày 25/8/2014 nhưng do thả chung hồ với đàn vịt của ông Nguyễn Đức Chính nên kết quả xét nghiệm mẫu swab do Cơ quan Thú y vùng 3 lấy thì đàn vịt 380 con của ông Lãnh cũng dương tính với cúm A/H5N6.
Mặc dù sau khi xác định ổ dịch, Chi cục Thú y đã phối UBND xã Trung Hải tiến hành khoanh vùng, tiêu hủy gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi quanh khu vực những hộ có vịt bị bệnh nhưng theo bà Lê Thị Nga, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì qua điều tra, xác minh cả ba hộ chăn nuôi trên đều nhập con giống không rõ nguồn gốc do thương lái mua từ ngoài tỉnh vào nên nguyên nhân bị bệnh được xác định do con giống.
Nếu người chăn nuôi vẫn chưa có ý thức chủ động trong việc phòng chống dịch cúm gia cầm như vậy thì nguy cơ bùng phát, lây lan dịch bệnh trên diện rộng rất lớn.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên gia cầm ở Quảng Trị diễn biến rất phức tạp. Đầu năm 2014 đã xảy ra 10 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ở 3 huyện: Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ với 8.600 con gia cầm bị tiêu hủy.
Cuối tháng 8/2014, Cục Thú y đã có công văn thông báo kết quả giải trình tự gien vi rút cúm gia cầm và hiệu lực vắc xin cúm gia cầm, các ổ dịch cúm gia cầm ở Quảng Trị đầu năm là do vi rút cúm gia cầm H5N1 nhánh 2.3.2.1C và ổ dịch mới đây nhất ở xã Trung Hải là do cúm A/ H5N6.
Trong khi đó vắc xin có hiệu lực cao đối với vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C trên vịt là H5N1 Re-6 (Trung Quốc) còn với cúm A/H5N6 hiện nay Chi cục Thú y Quảng Trị chưa nhận được thông báo, hướng dẫn nên rất khó khăn trong việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh.
Đáng chú ý, qua công tác giám sát chủ động của Cục Thú y đã phát hiện một số trường hợp dương tính với cúm A/H5N6 trên gia cầm và thủy cầm ở Lạng Sơn và Hà Tĩnh, kết quả giải trình tự gien của các mẫu vi rút này có tỷ lệ tương đồng với chủng vi rút cúm A/H5N6 gây tử vong trên người ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Vì vậy, cần triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống cúm gia cầm, đặc biệt với chủng mới H5N6 để hạn chế mức thấp nhất cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trở lại những hộ chăn nuôi có vịt dương tính với cúm A/H5N6 ở thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, ngoài việc mua vịt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hầu hết các hộ chăn nuôi ở đây sau khi mua về được vài ngày thì vịt có triệu chứng biểu hiện bệnh nhưng người dân đều trình báo muộn với cơ quan thú y địa phương.
Có thể thấy, quy mô chăn nuôi gia cầm, thủy cầm của nông dân trên địa bàn tỉnh nhỏ lẻ, số lượng ít, phân tán nên ý thức chấp hành các quy định về vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh của người chăn nuôi chưa cao. Vì vậy, thời gian tới các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ chăn nuôi, các cơ sở mua bán, giết mổ gia cầm về tác hại của dịch cúm gia cầm. Mặt khác, phải xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển, mua bán, giết mổ gia cầm trái phép.
Related news
Các nhà NK tôm ở Châu Âu và Mỹ đang giảm NK và chờ giá giảm thêm trừ một số bắt buộc phải nhập để đáp ứng các đơn đặt hàng.
Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.
Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).
Nếu 60 năm trước, cả dân tộc góp gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ để nuôi quân đánh giặc và sau giải phóng Điện Biên, hàng năm, người dân khu vực lòng chảo Điện Biên vẫn được nhận gạo cứu đói của Nhà nước; thì nay, cánh đồng Mường Thanh đã làm ra đủ gạo cho khu vực lòng chảo Điện Biên và chất lượng gạo xếp ngang hàng với gạo Tám xoan Hải Hậu (Nam Định) và được nhiều khách du lịch chọn làm quà sau những ngày có mặt ở Điện Biên.