Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp
Cây bắp lai hiện là cây trồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên, khuyến khích chuyển đổi. Đồng Tháp là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc tổ chức và thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai. Tuy nhiên, vấn đề công nghệ sản xuất thu hoạch và sau thu hoạch đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.
Máy thu hoạch bắp này được cải tiến từ máy gặt đặp liên hợp trên cây lúa, thực hiện từ khâu gặt đến ra hạt. Do đó ngoài thu hoạch bắp, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi phần đầu máy (cụm vơ cắt chuyển). Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch bắp của máy thực hiện khá đơn giản.
Với tính năng này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thể tăng thời gian sử dụng máy và góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn. So với máy thu hoạch truyền thống trước đây, máy gặt đập liên hợp này có nhiều ưu điểm hơn.
Cụ thể, có thể thu hoạch 0,15 - 0,35ha/giờ, độ vỡ hạt dưới 3%, độ sót hạt theo rơm dưới 2% và độ sạch hạt trên 95%. Máy thu hoạch bắp cải tiến giúp giảm 12 nhân công lao động/ha so với kiểu thu hoạch truyền thống và giúp giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/ha. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, việc thu hoạch bắp không những tiết kiệm được chi phí nhân công mà thời gian thu hoạch cũng được đảm bảo nhanh gọn.
Ngoài việc vận hành dễ dàng trên địa hình của đất trồng bắp, chiếc máy này vận hành tốt trên các cánh đồng lún, lầy lội. Đặc biệt, đối với lúa, máy có khả năng cắt được lúa đổ ngã hoàn toàn với năng suất cao, độ hao hụt thấp. Ngoài ra, chiếc máy này còn có khả năng điều chỉnh tùy ý, lượng rơm rải đều trên mặt ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đốt đồng.
Ông Phan Tấn Bện - Giám đốc TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn cho biết, hiện tại, ngoài những chiếc máy đã bán cho thị trường, Công ty đang nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là máy thu hoạch bắp. Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra thị trường nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp và chú trọng việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Với chiếc máy thu hoạch liên hợp bắp - lúa (2 trong 1) đã mở ra một triển vọng mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đây, việc thu hoạch bắp không còn là vấn đề nan giải khi vụ mùa đến gần đối với bà con nông dân trồng bắp lai.
Related news
Xã Nguyên Phúc (Bạch Thông - Bắc Kạn) là địa phương thực hiện khá thành công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân, trong đó phải kể đến các loại cây đem lại giá trị kinh tế cao như dưa lê, dưa bở… Thời điểm này, nông dân đang hối hả vào vụ thu hoạch dưa. Năm nay thời tiết thuận lợi, dưa được mùa, nhiều nhà có thu nhập cao từ cây trồng này.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay toàn tỉnh Hưng Yên có 8,9 nghìn ha cây ăn quả, chủ yếu là nhãn, vải, chuối và cây có múi. Đánh giá của các địa phương cho thấy, năm nay tỷ lệ cây ăn quả ở độ tuổi cho thu hoạch ra hoa đạt 97 - 98%.
Do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, vụ thu hoạch trái cây hè năm nay, như: sầu riêng, chôm chôm… trễ hơn cả tháng so với mọi năm. Thêm vào đó, ở giai đoạn ra hoa các loại cây ăn trái lại bị ảnh hưởng thất thường của mưa đầu mùa, gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất, chất lượng.
Đầu tư 2 tỷ đồng làm nấm sò, mộc nhĩ, mô hình làm nấm của ông Nguyễn Đình Phượng, thôn Cao Kiên, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) hiện có qui mô lớn nhất trên địa bàn huyện Tân Yên.
Trồng lúa theo tiêu chuẩn an toàn và đạt chất lượng cao đang là xu hướng của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Kết quả sản xuất tại mô hình lúa VietGap đầu tiên của Bắc Ninh cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa, góp phần thay đổi tư duy làm nông nghiệp cho nông dân.