Triển Vọng Giống Lúa Thuần TBR225

Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng thu hoạch trên diện tích canh tác. Vì vậy, vụ mùa năm 2014 Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình triển khai sản xuất thử giống lúa thuần TBR225 tại xã Pom Lót (huyện Điện Biên).
Mô hình đạt kết quả khả quan, tạo cơ hội cho nông dân lựa chọn giống mới năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu giống.
TBR225 là giống lúa thuần cảm ôn do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 – 130 ngày, vụ mùa 100 – 105 ngày. Đây là giống đẻ nhánh khá, lá đòng thẳng, cứng cây; trỗ tập trung, bông to dài; khả năng kháng sâu bệnh khá, ít nhiễm bệnh đạo ôn, dễ thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trung bình đạt 70 – 75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 85 – 90 tạ/ha. Cơm dẻo, ngon, có mùi thơm nhẹ.
Cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV, Tổng công ty Giống Nông nghiệp Thái Bình và các hộ tham gia sản xuất thử giống lúa TBR225 đánh giá năng suất, định sản mô hình tại xã Pom Lót.
Với những ưu điểm trên, giống lúa thuần TBR225 được chọn triển khai sản xuất thử trong vụ mùa với 8.000m2. Là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức sản xuất mô hình từ khâu ngâm, gieo giống, chăm sóc đến khi thu hoạch, chị Đào Thị Khuyên, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: Mỗi héc ta gieo cấy thường sử dụng 6kg giống, cần 500kg lân, 150kg NPK, 150kg kali, 70kg đạm. Bước đầu, TBR225 thể hiện nhiều ưu thế: tỷ lệ nảy mầm cao, mầm khỏe, khả năng đẻ nhánh khá, tập trung; cây to, cứng cây, lúa chín tập trung.
Năng suất đạt 75,3 tạ/ha. Trừ chi phí sản xuất lãi ròng khoảng 17 triệu đồng/ha/vụ. Vụ tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và bà con nông dân triển khai sản xuất thử trên địa bàn các xã khác để có đánh giá chính xác hơn về điều kiện thích nghi khí hậu, thổ nhưỡng.
Bà Bùi Thị Hoa, đội 3, xã Pom Lót cho biết: Năm nay gia đình tham gia sản xuất thử 800m2. Theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, ruộng bên cạnh tôi gieo giống Bắc thơm số 7 để đối chứng. Quá trình chăm sóc cho thấy, giống lúa thuần TBR225 ít nhiễm sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc hơn, trong khi chân ruộng cấy giống Bắc thơm số 7 phải phun trừ sâu bệnh 5 lần thì giống TBR225 chỉ phải phun phòng 2 lần. Vì vậy chi phí đầu tư cũng ít hơn.
Đầu tháng 10 vừa qua, gia đình tôi đã thu hoạch lúa TBR225 và Bắc thơm số 7. Qua tính toán, năng suất giống TBR225 đạt 72 tạ/ha, cao hơn 6 tạ/ha so với giống Bắc thơm số 7. Vụ tới, tôi tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy giống TBR225 để nâng cao sản lượng, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/tri%E1%BB%83n-v%E1%BB%8Dng-gi%E1%BB%91ng-l%C3%BAa-thu%E1%BA%A7n-tbr225
Related news

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa công bố top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba – 2015. Trong đó có 2 loại rau củ của Vĩnh Long là khoai lang và xà lách xoong.

Mô hình trồng rau rừng xen canh đã cho nhiều gia đình nguồn thu thường xuyên trong năm.

Đến thời điểm này, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã ươm được 4 triệu cây giống, đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng năm 2015.