Triển Khai Mô Hình Nuôi Cua Công Nghiệp

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, với qui mô 6 ha và 12 hộ tham gia là những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi cua biển.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho mô hình này gần 100triệu đồng. Trong đó con giống được hỗ trợ 40% ( con giống được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận, kích thước cua đạt Ø ≥ 1,2cm, mật độ thả nuôi 1con/m2. Nguồn thức ăn sử dụng cho mô hình được hỗ trợ 20% , phần còn lại nông dân đối ứng. Theo dự án sau thời gian nuôi, mô hình đạt: tỉ lệ sống ≥ 50%, khối lượng trung bình cá thể khi thu hoạch 350gr/con, hệ số chuyển đổi thức ăn: 4.0. Dự kiến năng suất ≥ 1,75tấn/ha.
Sau khi triển khai, bà con sẽ được tập huấn kỹ thuật “Quy trình nuôi cua biển thương phẩm” về : phân loại và hình thái cấu tạo, một số đặc tính sinh học cua biển, nuôi cua con thành cua thịt, nuôi cua ốp thành cua chắc, nuôi cua lột và phương pháp phòng bệnh cua…
Chương trình triển khai nhằm giúp cho bà con nuôi theo qui trình đã chọn, hướng tới mô hình nuôi cua thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm an toàn và mang tính bền vững môi trường.
Related news

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.