Triển khai dự án trồng mít Changai
Cấp cây giống cho người dân xã Xuân Hòa.
Dự án phát triển cây mít Changai (siêu sớm) theo hướng VietGAP được triển khai với quy mô 5 ha tại xã Tân Dương (2ha) và Xuân Hòa (3ha).
Kinh phí thực hiện dự án hơn 390 triệu đồng, trong đó, kinh phí nhà nước hỗ trợ gần 240 triệu đồng.
Tham gia dự án, các hộ dân sẽ được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc.
Ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảo Yên cho biết:
Dự án được thực hiện thành công sẽ tạo ra vùng sản xuất cây mít Changai theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt trên 500 tấn quả/năm cung cấp cho thị trường Bảo Yên và các vùng lân cận, thu nhập bình quân đạt gần 500 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 90 – 120 triệu đồng.
Mít Changai (siêu sớm) là giống mít mới được di thực từ Thái Lan, đây là giống mít có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian cho thu hoạch nhanh, sau trồng 20 – 30 tháng có thể cho lứa quả đầu tiên.
Cây ra quả quanh năm, cây trưởng thành có thể cho từ 90 – 100 quả/cây.
Related news
Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, anh Nguyễn Văn Khôi (thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) đầu tư mô hình trồng chuối, bưởi sạch và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi heo, cá theo kiểu truyền thống ngày càng nhiều rủi ro dịch bệnh. Việc áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học mở ra hướng đi đúng, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, bớt rủi ro, hướng tới chăn nuôi sạch tại Bạc Liêu.
Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.
Nhờ chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng quế, chè, đời sống của người Dao, La Chí và Nùng xã vùng cao Nậm Khánh huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.