Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 thách thức của ngành điều

3 thách thức của ngành điều
Publish date: Wednesday. July 15th, 2015

Thế nhưng, nếu chỉ “vỗ ngực” tự hào mãi mà không “biết mình, biết người”, không vận động, vượt qua chính mình, điều nhân xuất khẩu của Việt Nam rất có thể “xuống hạng” trong tương lai không xa. Nhận định đó hoàn toàn có cơ sở, bởi ngành điều Việt Nam đang đứng trước 3 thách thức lớn.

Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (xếp loại C). Hiện chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001, ISO 1400, ISO 2200… Đó là thông tin từ Hội nghị đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/7/2015 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là thách thức lớn đầu tiên cho ngành điều.

Thách thức lớn thứ hai mà ngành điều đang phải đối diện là “loạn” doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân.

Theo thống kê, hàng năm, số doanh nghiệp xuất khẩu điều tăng lên đáng kể. Năm 2014 có tới 345 doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân, nhưng trong đó có đến 73% chỉ có kim ngạch chưa đến 5 triệu USD. Sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, tất yếu xảy ra.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hiện các loại sản phẩm như điều nhân rang muối, tẩm mật ong... tiêu thụ ở thị trường nội địa chỉ chiếm 6%, còn lại 94% là điều nhân đóng gói xuất khẩu. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 151.000 tấn điều nhân, giá trị hơn 1,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng, tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014, được coi là “thành tích” đáng tự hào. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, sự phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu, trong khi bỏ quên thị trường nội địa, ngành điều chẳng khác một người đường xa gánh lệch, bên nặng, bên nhẹ, khó bền vững!

Thách thức thứ ba: Hạt điều Việt Nam chất lượng và hương vị ngon nhất thế giới nhưng không có thương hiệu, chỉ lặng lẽ được đóng gói, âm thầm xuất ngoại đi khắp thế giới- một “căn bệnh” mà nhiều loại hàng nông sản xuất khẩu khác mắc phải, chưa có cách chữa. Bao giờ điều nhân Việt có thương hiệu? Thật khó đoán định.

Vượt qua 3 thách thức đó đòi hỏi sự tái cấu trúc quyết liệt, một cuộc cách mạng thật sự của ngành điều.


Related news

Loay hoay giữa thiếu nước tưới và bán búp thanh long Loay hoay giữa thiếu nước tưới và bán búp thanh long

Hạn hán năm nay có thể kéo dài đến tháng 9 rồi tình hình sâu bệnh, nhất là bệnh đốm trắng thường bùng phát vào mùa mưa vì vậy người trồng thanh long nên cho vườn cây nghỉ ngơi hợp lý...

Wednesday. April 22nd, 2015
Sản xuất trầm hương mô hình mới ở Tân Tiến Sản xuất trầm hương mô hình mới ở Tân Tiến

Trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó, mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Những cây dó có thể sống lâu và phát triển to lớn thành cổ thụ. Chỉ có dó bầu mới cho trầm tốt và kỳ nam. Vì những giá trị dược liệu quý hiếm, nên kỳ nam thường rất đắt.

Wednesday. April 22nd, 2015
Tôm, cá Việt coi chừng bị nước ngoài tẩy chay Tôm, cá Việt coi chừng bị nước ngoài tẩy chay

Cần có cơ chế kiểm soát thị trường thuốc kháng sinh, đặc biệt những loại thuốc nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Mới đây, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết chỉ trong hai tháng đầu năm 2015, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối cấp phép nhập khẩu ít nhất 107 lô tôm từ các nước Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam.

Wednesday. April 22nd, 2015
Tái cơ cấu ngành cà phê làm sao để Việt Nam có Tái cơ cấu ngành cà phê làm sao để Việt Nam có "miếng bánh" to?

Ngành nông nghiệp đang trong giai đoạn tái cơ cấu theo hướng tăng giá trị mà không cần phải tăng sản lượng. Điều đó đúng với mọi ngành hàng, trong đó có cà phê .

Wednesday. April 22nd, 2015
Quy chuẩn quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản Quy chuẩn quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 10/10/2015.

Thursday. April 23rd, 2015