Nuôi cua thương phẩm lợi nhuận tương đối ổn định

Sau khi dự lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cua thương phẩm vào cuối năm 2014, anh Trần Văn Tiển (xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) liền bắt tay vào thực hiện. Vụ nuôi đầu tiên anh Tiển được Phòng NN&PTNT hỗ trợ 4.000 con cua giống để nuôi thí điểm trên diện tích 2ha. Làm theo hướng dẫn đã được học, anh Tiển đào ao vèo cua con, cho cua ăn thức ăn tôm trong 15 ngày đầu trước khi thả cua ra môi trường tự nhiên.
Để cua có nơi trú ẩn và tránh bị hao hụt trong quá trình lột vỏ, anh Tiển cắm từng cụm cây chà nhỏ; xung quanh bờ bao vuông anh trồng thêm cây năn tượng và rào lưới để tránh việc cua bò sang vuông khác, thay nước ao nuôi theo định kỳ; thức ăn cho cua là nguồn cá sẵn có trong ao. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và nguồn thức ăn dồi dào nên sau 4 tháng thả nuôi, cua đạt kích cỡ từ 400 - 500g/con. Anh Tiển bán cua và lãi trên 40 triệu đồng.
Anh Võ Văn Tiển chia sẻ: “Mô hình nuôi cua thương phẩm dễ áp dụng do chi phí sản xuất thấp, người nuôi chỉ tốn tiền đầu tư con giống lúc ban đầu. Người nuôi phải theo dõi thời gian cua lột vỏ để điều chỉnh mực nước trong ao nuôi. Đồng thời cần bổ sung nguồn thức ăn để cua nhanh cứng vỏ, hạn chế hao hụt số lượng cua nuôi”.
Ông Nguyễn Việt Tân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phong, cho rằng: “Mô hình nuôi cua thương phẩm được nhiều nông dân trong xã áp dụng, và mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Sắp tới, UBND xã sẽ phối hợp với Trung tâm Dạy nghề, Phòng NN&PTNT huyện mở thêm các lớp tập huấn, hỗ trợ con giống cho bà con các ấp trong xã nhằm nhân rộng mô hình này”.
Related news

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.